Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đường đời thăng trầm của trung tướng Bùi Quốc Huy

Đường đời thăng trầm của trung tướng

Bùi Quốc Huy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bùi Quốc Huy (1945 -) tên thường gọi Năm Huy[1], nguyên Trung tướng An ninh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2001), Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang đã phạm tội liên quan đến "vụ án Năm Cam và đồng bọn". Bị cách chức, bị tước quân tịch, quân hàm, bị tù và đã được ân xá sau chưa đầy 2 năm.

Lý lịch

  • Sinh ngày: 23 tháng 12, 1945 tại Đồng Tháp.[2]
  • Đăng ký nhân khẩu thường trú: 395-397 Lê Đại Hành, phường 11, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Dân tộc: Kinh
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Tôn giáo: Không
  • Trình độ văn hóa: Tiến sĩ Luật
  • Cha: Bùi Tương Tiếp (mất)
  • Mẹ: Đỗ Thị Đàm (mất)
  • Vợ: Trần Thị Ngọc Quế
  • Con: có 2 người con, một trai, một gái sinh 1970 và 1976, con trai là Bùi Minh Tấn[3][4].

Quá trình hoạt động và thăng tiến

Còn nhỏ ở với gia đình, ngụ tại Bình An Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp[2]. Năm 1960, tham gia cách mạng tại thị xã Long Xuyên, An Giang, làm công tác Đoàn thanh niên học sinh và công tác sinh viên học sinh[2].
Năm 1963 công tác trong Đội an ninh mật của thị xã Long Xuyên, An Giang[2].
Từ năm 1965 đến 1968, hoạt động ban cán sự công vận của thị xã Long Xuyên, An Giang[2].
Từ năm 1968 đến 1972 là Chánh văn phòng thị xã Long Xuyên, An Giang kiêm Trưởng ban an ninh (từ 1970) [2].
Từ năm 1972 đến 30 tháng 4, 1975 là Trưởng ban an ninh thị xã, Chính trị viên thị đội, Phó bí thư thị xã Long Xuyên, An Giang[2].
Năm 1980 là Phó ban chỉ huy an ninh của công an tỉnh An Giang[2].
Năm 1985 là Phó giám đốc phụ trách an ninh của Công an tỉnh An Giang[2].
Năm 1987 là Giám đốc Công an tỉnh An Giang[2]. Theo Chánh thanh tra Bộ Công an Nguyễn Huy Tần, trong thời gian này thanh tra bộ Công an đã kết luận ông có sai phạm. Song ý kiến thanh tra không được ủng hộ, ông Năm Huy được chuyển về TP.HCM rồi được vào trung ương[5] Việc được đề bạt lên chức của Bùi Quốc Huy khi đã có dư luận[6], ý kiến của Thanh tra Bộ công an, đã được điều tra nghiêm túc nhưng theo Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh vẫn không thể có kết luận về việc có chạy quyền, chạy chức.[7]
Năm 1990 là Phó Tổng Cục trưởng, năm 1991 là Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an[2].
Tháng 4/1996 là Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh[2].
Tháng 7/2001Trung tướng An ninh, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác xây dựng lực lượng[2].

Hành vi

Quan hệ với kẻ xấu

Năm 1995, thông qua Hồ Viết Sử cho Năm Cam, phần tử xấu, đến chơi nhà riêng số 7 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, 2 lần trong lúc đang là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh [8]
Để người thân (vợ) thầu bãi gửi xe nhà hàng của Năm Cam để có thu nhập từ 200-350 triệu đồng/tháng[9]
Có quan hệ lâu dài và thân thiết với Hồ Việt Sử từ những năm 1990, đây là phần tử xấu có tiền án tiền sự ở An Giang[10]. Đã giúp đỡ cho Sử nhập hộ khẩu ở TP HCM năm 1992, giới thiệu cho Sử làm đối tác liên doanh với Công ty Song Pha, thuộc Phòng Hậu cần, Công an TP HCM khai thác khu đất 230 Nguyễn Trãi, quận 1 gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho Công an TP HCM. Cho con là Bùi Minh Tấn làm phó giám đốc công ty liên doanh của Sử. Vay mượn tiền của Sử để mua xe và cho vợ đi ở Singapore, Trung Quốc là 22.000 USD và 15 triệu đồng (chưa trả) [11][12].

Tài sản bất minh

Chỉ trong vòng có mấy tháng làm Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã xây nhà rất lớn, có đến 2 xe khách. Khi làm Giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh thì bản thân và gia đình có nhiều xe ôtô đời mới, có nhiều nhà, còn đất lên đến hơn 5 hecta ở Củ Chi[8]

Bỏ lọt tội

Thời gian làm Giám đốc công an tỉnh An Giang (tháng 9/1987 đến đầu năm 1990), Năm Huy đã chủ trương kinh doanh địa ốc, thành lập Công ty Thành Công thất bại, thiệt hại 2-3 tỷ đồng. Năm Huy chiếm dụng trên 7 ha đất của quần chúng, kéo theo một số cán bộ hậu cần của công an để kết cấu tham ô, gây thiệt hại lớn về cán bộ. Một số người đã bị tù 9-16 năm, đặc biệt nghiêm trọng hơn, một cán bộ là Phó giám đốc công an tỉnh đã tự sát (ông Phạm Thanh Sơn) [13] Ngay cả con trai là Bùi Minh Tấn cũng bị tòa xác định là bỏ lọt tội.

Thiếu trách nhiệm

Tháng 7/1997, Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo được tha về trước thời hạn, V26 Bộ Công an thông qua điện mật số 02 ngày 27/9/1997 giao cho Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục theo dõi và quản lý Trương Văn Cam. Đến tháng 1/1998, Năm Huy được Thân Thành Huyện (Ba Huyện), Phó Giám đốc phụ trách cảnh sát, cho biết Trương Văn Cam là đối tượng chuyên cờ bạc từ thời ngụy. Sòng bạc do Trương Văn Cam tổ chức có đàn em canh gác nên rất khó bắt. Khoảng tháng 10/1998, ông Năm Huy được bà Huyền Linh, cán bộ hưu trí ở quận 3 và một số cán bộ trong Thành uỷ cho biết ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhóm đi đòi nợ thuê, đập phá nhà cửa của con nợ nhưng không ai dám tố cáo vì đó là đàn em của Trương Văn Cam. Trong quá trình chỉ đạo đấu tranh chuyên án CD99 và hai vụ án giết Phan Lê Sơn và vụ bắn Dung Hà, Năm Huy đã có thông tin về một số cán bộ có biểu hiện nghi vấn trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ mà ông giao cho họ nhưng vẫn không tổ chức kiểm tra, xác minh kết luận để có biện pháp xử lý, ngăn chặn.[2][11].
Tuy biết Trương Văn Cam là đối tượng hình sự nguy hiểm, có nhiều hoạt động băng nhóm theo kiểu xã hội đen, hoạt động phạm tội nghiêm trọng, công khai, kéo dài trong các năm 1998, 1999, 20002001 nhưng Bùi Quốc Huy (Năm Huy) giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 4/1996 đến tháng 7/2001), đã không chỉ đạo, tổ chức biện pháp đấu tranh có hiệu quả, để tội phạm có tổ chức xảy ra trong một thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh [2][11]. Khi công an Thành phố Hồ Chí Minh mở chuyên án đấu tranh với bọn tội phạm hoạt động cờ bạc và cá độ bóng đá, tuy lúc đầu chưa xác định được có hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam hay không, nhưng đến đầu năm 2000, khi phát hiện có hoạt động của Trương Văn Cam và các tên đàn em nguy hiểm khác của Trương Văn Cam, Bùi Quốc Huy đã không chủ động đề ra các biện pháp tấn công triệt phá mà chỉ báo cáo xin ý kiến của Bộ công an. Sau đó thụ động chờ đợi, để băng nhóm tội phạm của Trương Văn Cam có thời gian hoạt động kéo dài đến hết năm 2001 mới được Bộ công an tấn công, triệt phá [2].
Về trách nhiệm trong quản lý, giáo dục cán bộ chiến sĩ: Trong thời gian Bùi Quốc Huy làm giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã để xảy ra tình trạng nhiều cán bộ bị tổ chức tội phạm của Trương Văn Cam mua chuộc, lôi kéo làm tha hóa biến chất. Thậm chí nhiều cán bộ cấp phòng quận của Công an Thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động tiếp tay hoặc bao che tội phạm. Trong quá trình công tác, có nhiều thông tin về cán bộ có biểu hiện thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật và kỷ luật nhưng Năm Huy không có biện pháp có hiệu quả để chấn chỉnh ngăn chặn, dẫn đến việc trong chuyên án Z5-01 có trên 50 cán bộ chiến sĩ phải xử lý kỷ luật, nhiều người bị tước quân tịch, có 13 người phải truy cứu trách nhiệm hình sự [2].
Với những vi phạm nêu trên Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kết luận ông Bùi Quốc Huy phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội danh được quy định tại điều 285 BLHS.[2][11].

Khởi tố và Xét xử

Ngày 12 tháng 12 năm 2001 Năm Cam bị bắt. Do là cán bộ cao cấp của Công an, là người từng chịu trách nhiệm cao nhất về an ninh trật tự địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lại có liên quan đến "Vụ án Năm Cam và đồng bọn". Vụ án Năm Cam và đồng bọn là vụ án hình sự lớn nhất cho tới lúc đó, rất phức tạp với 155 bị cáo trong đó có 3 cán bộ cao cấp bị khởi tố. Phiên tòa tiến hành xét xử từ ngày 25 tháng 2 năm 2003 đến ngày 05 tháng 6 năm 2003 với 6 án tử hình, 5 án chung thân, 2 án trên 20 năm tù giam, 4 án 20 năm tù giam, 28 án treo, 2 bị cáo bị cảnh cáo, 4 bị cáo trả hồ sơ về cho CQĐT, một bị cáo được miễn hình phạt. Số còn lại có mức án từ 1 đến 19 năm tù[14][15]. Băng đảng Năm Cam được coi là "đỉnh cao" của tội phạm và đây là phiên toà lớn đầu tiên thực hiện nguyên tắc tranh tụng, toà án tạo điều kiện tốt để Luật sư tham gia tố tụng [16]. Phiên tòa có đến gần 80 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức có liên quan [17] Phiên tòa này rất được dư luận quan tâm. Phóng viên nước ngoài cũng xin được tham dự, đối với họ, việc xét xử các cán bộ cao cấp mà lại câu kết với tội phạm như Bùi Quốc Huy là một trong những minh chứng cho sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc chống tham nhũng, trừng trị tội phạm, làm trong sạch hàng ngũ cán bộ, tạo môi trường lành mạnh cho đầu tư và phát triển[18]. Ông Bùi Hoàng Danh là Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm, khẳng định vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn là vụ án hình sự mang tính chất trị an, không phải là vụ án tham nhũng [1]. Bùi Quốc Huy cùng với Phạm Sỹ Chiến là hai bị can được dư luận quan tâm nhất [19]
Vụ Nam Cam và đồng bọn có liên quan đến ngay chính Bùi Quốc Huy và các cán bộ cao cấp đương chức thuộc diện Trung ương quản lý như Trần Mai Hạnh Ủy viên Trung ương Đảng Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận, Phạm Sĩ Chiến Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nên Bùi Quốc Huy từ vai trò đang là Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Công An, Ủy viên Trung ương đảng chịu trách nhiệm điều tra, xử lý tội phạm dần dần bị loại ra khỏi cuộc điều tra và tiến tới bị kỷ luật mất chức và ra tòa chịu án phạt tù giam. Thái độ của Huy cũng từ từ biến chuyển theo thời gian và đã chịu cúi đầu nhận tội. "Chuyên án Z501 - vụ án Năm Cam và đồng bọn"[20] được khởi động từ giữa năm 2001 lúc Bùi Quốc Huy còn đương chức Thứ trưởng bộ Công an[21].
Ngày 1 tháng 3 năm 2002, Bùi Quốc Huy còn thay mặt Đảng uỷ Công an trung ương và lãnh đạo Bộ Công an ký quyết định về việc đình chỉ công tác đối với thượng tá Dương Minh Ngọc - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, và thượng tá Nguyễn Mạnh Trung - Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh nhằm làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân có liên quan đến nhiều vụ trọng án liên quan đến băng tội phạm Năm Cam [22].
Tướng Nguyễn Việt Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phụ trách cụm III (phía Nam) được giao nhiệm vụ trưởng ban chuyên án Năm Cam.
Song đến tháng 6 năm 2002, Báo chí chính thức Việt Nam đưa công khai tin Bùi Quốc Huy (lúc đó đương là Thứ trưởng Bộ Công an) bị Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Vũ Quốc Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng và Trần Đại Hưng Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, kiểm điểm trách nhiệm về 5 vấn đề. Cuộc kiểm điển này kéo dài hai ngày 17/6/ 2002-18/6/2002,[12]. Trong đó có vấn đề thu nhập, tài sản, xe cộ, nhà đất lên đến hơn 3 hecta của cá nhân và gia đình.
Ngày 15 tháng 7 năm 2002, Bùi Quốc Huy bị công bố kỷ luật Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 Khóa IX đã xem xét, kiểm điểm những sai lầm nghiêm trọng của Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy, và quyết định cách chức ủy viên trung ương đảng cả hai [23].
Ngày 29 tháng 7 năm 2002, Bộ Chính trị đã có văn bản số 19 và 20, thông báo chính thức đồng thời đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kỷ luật về mặt Nhà nước với Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy.
Ngày 8 tháng 8 năm 2002, Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định kỷ luật số 664, cách chức Thứ trưởng Bộ Công an của Bùi Quốc Huy. Giáng cấp từ Trung tướng xuống Thiếu tướng[24].
Ngày 10 tháng 10 năm 2002, từ 6g30’ đến 11h30’, Bùi Quốc Huy bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật Hình sự và bị khám xét nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, cùng lúc với Trần Mai Hạnh Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận và Phạm Sĩ Chiến Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (lúc đó đang ở Hà Nội) và cả ba đều bị cấm dời khỏi nơi cư trú[4].
Tháng 11 năm 2002, Bùi Quốc Huy cùng với Trần Mai Hạnh và Phạm Sĩ Chiến bị triệu tập vào Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ giai đoạn đầu của phiên tòa, bị can nào có dấu hiệu bỏ trốn sẽ bị bắt tạm giam[25].
Ngày 13 tháng 12 năm 2002, Bùi Quốc Huy nhận quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa và viết giấy cam đoan có mặt khi bị triệu tập[26].
Ngày 13 tháng 02 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân [27]. Cùng với quyết định đó ông Huy mất quân hàm Thiếu tướng.
Bùi Quốc Huy được tại ngoại kể cả sau khi bị tòa Sơ thẩm tuyên án.
Ngày 27 tháng 2 năm 2003, ông được người nhà dùng xe máy đưa đến tòa Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh [28] Luật sư bào chữa cho Huy là Ngô Ngọc Thủy.
Khi ra tòa, Bùi Quốc Huy còn tự thanh minh mình có hành vi thiếu trách nhiệm vì thiếu trình độ [29], ông nói rằng [30]:
Tôi đã bị xử lý hành chính nội bộ rất nghiêm khắc về mặt Đảng và ngành rồi. Tôi nghĩ mình chưa đến mức phải bị xử lý hình sự. Sai phạm của tôi chỉ là tính chất chỉ đạo kém hiệu quả chứ không phải là không chỉ đạo.
Ngày 24 tháng 5 năm 2003, tức ngày thứ 54 xét xử vụ án "Trương Văn Cam và đồng bọn", bị cáo Bùi Quốc Huy nói lời cuối cùng cảm ơn Hội đồng xét xử và Viện Kiểm Sát đã quan tâm đến lời bào chữa của luật sư đối với bị cáo và những nội dung trình bày của bị cáo, đồng thời ông mong được xét xử công minh.[31] Ông mong tòa tuyên trắng án vì cho rằng mình vô tội [32].
Vào 14 giờ ngày 5 tháng 6 năm 2003, Tòa sơ thẩm Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên xử vụ án Năm Cam và đồng bọn. Năm Huy bị phạt 4 năm tù giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.[33] Bị cáo Huy còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại cơ quan nhà nước trong thời hạn 3 năm sau khi mãn hạn tù [34]
Ngày 05 tháng 9 năm 2003, Bùi Quốc Huy bị tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt tạm giam cùng với Phạm Sĩ Chiến và Trần Mai Hạnh để bảo đảm cho việc xét xử tại phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra ngày 15 tháng 9 năm 2003[35] Về việc cho tại ngoại kéo dài của ông Huy cũng đã có dư luận thắc mắc[36].
Ngày 15 tháng 9 năm 2003, Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc phiên Phúc thẩm (do có kháng cáo của 69 bị cáo, 6 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 2 đại diện bị hại), khác với phiên sơ thẩm lần này Bùi Quốc Huy ra tòa trong bộ quần áo sọc do bị tạm giam trước đó, nhưng 3 nhân chứng để xác định rõ hành vi vi phạm của các bị cáo Bùi Quốc Huy là 2 nguyên phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh là Thân Thành Huyện và Võ Văn Măng, cùng nguyên chánh văn phòng Trần Thanh Tùng đều vắng mặt với lý do sức khỏe[15].
Ngày 6 tháng 10 năm 2003, tại Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bùi Quốc Huy đã thay đổi thái độ chịu nhận tội và xin giảm nhẹ hình phạt[37].
Ngày 30 tháng 10 năm 2003, Hội đồng xét xử vụ án “Trương Văn Cam và đồng bọn” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Bùi Quốc Huy 4 năm tù giam về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"[38].

Ân xá

Chưa đầy hai năm sau, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bùi Quốc Huy ra tù trong đợt đặc xá cho hơn tám ngàn phạm nhân nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2) và ngày Tết cổ truyền [39][40].

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

Kết thúc ngày làm việc khi trời đã tối mịt, đại tướng còn dành nhiều thời gian cho những gia đình có công với cách mạng, thăm lại chiến trường xưa. Ông thích chạy bộ, thi thoảng chơi đàn piano.


Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Tấm ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
tuong-513666-1368798728_500x0.jpg
Ông dành nhiều thời gian thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng. Trong ảnh, Đại tướng hỏi thăm sức khỏe bà Nguyễn Thị Vĩnh (thọ 108 tuổi) ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) năm 1996.
vo-nguyen-giap-5-726882-1368798728_500x0
Đại tướng và mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi năm 1996.
vo-nguyen-giap-272017-1368798728_500x0.j
Ông trò chuyện với người lính chăn ngựa (Nguyễn Hùng) của chiến khu Việt Bắc năm xưa.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995). Đứng cạnh ông là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
vo-nguyen-giap-6-942392-1368798728_500x0
Năm 1996, ông ngồi chờ tàu ở ga Geneva để đến Zurich (Thụy Sĩ).
vo-nguyen-giap-12-127689-1368798729_500x
Ông chụp ảnh kỷ niệm với các cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng năm 1999.
vo-nguyen-giap-19-343115-1368798728_500x
Với ông Lê Giản (nguyên Giám đốc Tổng nha Công an thời kỳ 1946-1954) trong dịp chúc thọ Đại tướng tròn 90 tuổi, năm 2000.
vo-nguyen-giap-11-221508-1368798729_500x
Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu tới thăm và chúc thọ đại tướng tại nhà riêng năm 2000.






 @: vĩnh biệt đại tướng, một nhân cách sống giản dị, một con người trong hàng triệu con tim

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h ngày 4/10 tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa qua tuổi 103.


Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.
Thi hài ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở vẫn sáng đèn trong đêm, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng.
vnghcm-664624-1368796710-500x0-3144-1380
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Ngay trong đêm, nhiều hãng tin lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin Đại tướng trên vị trí nổi bật. Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam nhận xét: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối.
Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.
Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954".
dt4-jpeg-6223-1380898872.jpg
Ông là biểu tượng của ý chí và lòng tự hào dân tộc. Ảnh:  tư liệu
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
dt1-8845-1380898872.jpg
Hãng tin Bloomberg đánh giá: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20".  Ảnh: AFP
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu năm 1934 với nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái. Hai người có một người con là bà Võ Hồng Anh (1941-2009). Bà Hồng Anh là tiến sĩ khoa học và từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia
Đại tướng tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (con gái của giáo sư Đặng Thai Mai) sau khi người vợ đầu hi sinh vào năm 1944. Ông bà có 4 người con là Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam
Nguyễn Hưng - Quý Đoàn - Hoàng Thùy

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Sóng 3m cửa Tùng, Phó thủ tướng ra Quảng Trị chống bão

Sóng 3m cửa Tùng, Phó thủ tướng ra Quảng Trị chống bão

30/09/2013 11:09 (GMT + 7)
TTO - Trong suốt sáng 30-9, tại Quảng Trị gió bão đã tăng dần cùng với mưa to. Tại các vùng ven biển như Cửa Tùng, Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh) sóng biển ầm ập đổ vào bờ cao hơn 3 mét.
Đoạn qua bãi tắm cửa Tùng, sóng có lúc đã vượt đường ngang. Trong khi đó toàn huyện Vĩnh Linh đã mất điện từ buổi sáng; các cây xăng trên địa bàn đã đóng cửa hoàn toàn, khiến người dân hết sức khó khăn trong sinh hoạt. Hiện hầu như các nhà dân tại các vùng ven biển này đã đóng cửa hoặc di dời đến nơi an toàn. Chủ yêu còn lại lực lượng trực chiến. Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có xuất hiện không khí lạnh. Theo ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, yếu tố này có thể tác động đến sức công phá của cơn bão. Theo quan sát của phóng viên tại khu vực Cửa Tùng, càng về trưa, sức gió càng lớn và kèm theo mưa.
Hiện phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có mặt tại Quảng Trị để chỉ đạo công tác phòng chống.
Quảng Ngãi: 97 ngư dân ở Hoàng Sa rời khu vực nguy hiểm
Sáng nay (30-9), theo tin từ Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi, đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ngãi còn 407 phương tiện với 4.741 ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động ở vùng đảo Trường Sa, vùng biển phía Nam và vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Số tàu thuyền này vẫn duy trì thông tin với đất liền để tìm nơi tránh trú bão.
Riêng 14 phương tiện với 97 lao động đang hoạt động tại vùng đảo Hoàng Sa đã ra khỏi khu vực ảnh hưởng của bão. Đến sáng nay, Quảng Ngãi đã kêu gọi được 3.571 phương tiện/17.219 lao động vào bờ tránh trú bão an toàn. 
             QUỐC NAM - VÕ MINH (báo tuổi trẻ)

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Cung điện trụ sở lộng lẫy” và “mái bạt trường em”

Cung điện trụ sở lộng lẫy” và “mái bạt trường em”

Thứ bảy, 21/09/2013, 11:18 (GMT+7)
Câu nói của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước về những “trụ sở được xây dựng lộng lẫy như cung điện” khi cho ý kiến về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chiều 19-9 đã chạm tới một sự thật ai cũng thấy, ai cũng biết.
Nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh này được nói ra cụ thể và thẳng thắn bởi một cán bộ cao cấp tại một cuộc họp quan trọng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội!
Trụ sở của một thị xã đã lớn như thế này, vậy của tỉnh sẽ hoành tráng như thế nào?
Trụ sở làm việc của cơ quan công quyền cần được xây dựng đàng hoàng nhưng không phô trương, uy nghiêm nhưng không quá xa cách với dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít công trình trụ sở cơ quan công quyền ở nước ta, từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh…(chứ không riêng gì các trụ sở cấp tỉnh như ông Ksor Phước nhắc đến) đều mắc một căn bệnh trầm kha là quá chuộng sự phô phang hình thức.
Trụ sở UBND Quận Hoàng Mai đã lớn và lộng lẫy như thế này, vậy trụ sở tỉnh, thành phố thì sẽ lớn đến đâu...?
Rồi cùng với thời gian, những trụ sở được xây dựng về sau lại càng to hơn, hoành tráng hơn từ quy mô hình khối cũng như diện tích đất đai và vì thế, nơi dành để phục vụ nhân dân ấy dường như càng cách biệt với cuộc sống của người dân!
Vào những ngày mưa và mùa đông, những phòng học bằng tre nứa này không thể ngăn nổi mưa và gió lạnh mùa đông

Chưa có một thống kê chính xác rằng có bao nhiêu trụ sở trên đất nước này đã được xây dựng đồ sộ quá mức cần thiết, nhưng một điều có thể biết chính xác là tất cả những công sở – trụ sở này đều được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tiền của Nhà nước là từ tiền thuế của dân, nhưng khi xây những trụ sở này để phục vụ nhân dân, người ta quên mất điều quan trọng ấy.
Những lớp học được che chắn tạm bợ bằng những tấm phên nứa
Những trụ sở hoành tráng hay đến mức “lộng lẫy, xa hoa như cung điện” như lời ông Ksor Phước nói chính là biểu hiện cụ thể của “chủ nghĩa hình thức cơ chế trong kiến trúc” như cách nói của GS.TS Hoàng Đạo Kính. Với người dân, trước những trụ sở “đồ sộ quá mức cần thiết, xa hoa lộng lẫy” có khiến cho bước chân của họ trở nên e dè, ngần ngại khi vào nơi mà lẽ ra được xây dựng để phục vụ chính họ không?
Lớp học bằng tre, tôn, lá của Trường Ba Xa, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) - Ảnh: V.Hùng
Đâu chỉ là chuyện “trụ sở như cung điện” như ông Ksor Phước nói ra! Còn bao nhiêu chuyện khác về những chiếc xe công siêu sang vượt quá tiêu chuẩn mà nhiều cán bộ đang đi, những sân tennis sáng đèn dành cho cán bộ ở những huyện nghèo vùng sâu miệt vườn, những cuộc “tham quan học hỏi ở nước ngoài” mà thực chất là những chuyến du lịch trá hình bằng tiền ngân sách nhà nước…
Còn lớp mẫu giáo nhỡ ở xã Đồng Khê (Văn Chấn, Yên Bái) được xây bằng tre và trát bằng bùn thay cho gạch và xi măng. Cơ sở vật chất còn quá nhiều thiếu thốn. Chỉ cần một trận mưa to là tường có thể bị ẩm và dột.
Nhìn hình ảnh những trụ sở – công sở nguy nga ấy, không biết người ta có nhớ đến những ngôi trường tạm bợ, cột tre, phên nứa và mái lợp bằng tấm bạt nhựa vẫn còn rất nhiều nơi rẻo cao biên ải? Có nhớ tới những túp lều trọ học chênh vênh bên những bờ suối, triền đồi? Có nhớ tới những đứa trẻ phải dùng cặp sách làm phao bơi qua sông đi học, đánh đổi mạng sống của mình chỉ vì thiếu một cây cầu nhỏ?
Nhìn vách lớp học bằng tre, nứa ghép lại, ngay giữa mùa hè mà ai cũng cảm thấy xót thương cho các em khi mùa đông về
Chính vì thế, câu hỏi của ông Ksor Phước: “Dân ta đang nghèo như vậy, xây trụ sở hoành tráng để làm gì?” không chỉ là một câu hỏi, đó là điều cần được giải quyết bằng những bài toán rạch ròi và minh bạch về tiêu chuẩn diện tích làm việc, về tiêu chuẩn tiện nghi, về số tiền đã lãng phí và cần công khai cho người dân – những người đóng thuế để xây dựng lên những “trụ sở cung điện” ấy được biết. Chắc chắn không một ai muốn rằng sau câu nói thẳng thắn ấy, mọi chuyện vẫn đâu vào đó để rồi những “cung điện” cứ tiếp tục mọc lên trong khi không thiếu những mái trường qua mỗi mùa mưa nắng lại xơ xác hơn, ọp ẹp hơn đến đau lòng!
(Tuổi Trẻ)

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Công ty Điện lực Thái Lan làm việc với UBND tỉnh về dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị


Ngày cập nhật: 22/08/2013 7:13:29 SA
(QT) - Hôm qua 21/8/2013, Công ty Điện lực Thái Lan (EGATI) do các ông: Somboon Arayaskul, quyền Chủ tịch EGATI làm trưởng đoàn; Paisan Katchasuwanmanee, Phó Chủ tịch điều hành; Saharath Boonpotipukdee, Phó Chủ tịch-Vụ Phát triển kinh doanh 2; Pakorn Sanguansuppayakorn, Trợ lý Phó Chủ tịch, Vụ Nhiệt điện; đại diện Công ty One Asean Development (Thái Lan) đã tiến hành làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện 1200 MW tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Tiếp và làm việc với EGATI về phía tỉnh Quảng Trị có các đồng chí: Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương liên quan. 




Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu niệm cho Công ty Điện lực Thái Lan -Ảnh: THÀNH DŨNG

Trước khi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị, đoàn công tác của EGATI đã kiểm tra thực địa các địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy nhiệt điện tại huyện Hải Lăng. Chiều ngày 21/8/2013, EGATI tiến hành làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị. Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Cường đã công bố chủ trương của Chính phủ Việt Nam về việc đồng ý cho EGATI làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện công suất 1200 MW tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị theo hình thức BOT.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị do Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 3 xây dựng đã được Bộ Công thương phê duyệt, tại địa điểm: xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Tổng diện tích đất xây dựng dự án là 450 ha, trong đó có 50 ha nằm ở ngoài biển. Công suất điện khoảng 1200 MW gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 600 MW. Sản lượng điện thương phẩm hàng năm khoảng 7,25 tỷ kWh. Dự án triển khai theo hình thức BOT với thời gian hợp đồng khoảng 25 năm sau đó bàn giao không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án ước tính khoảng 2,26 tỷ USD.

Phát biểu sau khi tiếp nhận chủ trương chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, ông Somboon Arayaskul chân thành cám ơn các sở, ban ngành của tỉnh Quảng Trị trong việc tạo điều kiện thuận lợi để EGATI triển khai xây dựng dự án. Sau khi được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, EGATI sẽ tiến hành các bước khởi động xây dựng dự án để tạo niềm tin ban đầu về khả năng hợp tác giữa hai bên.

Ông Somboon Arayaskul cũng ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp và kế hoạch triển khai của tỉnh Quảng Trị rất khoa học, chặt chẽ. Hy vọng với kế hoạch hợp tác mà tỉnh đã đề ra, dự án sẽ rút ngắn được thời hạn thi công lắp đặt nhà máy. Bằng kinh nghiệm của mình, phía EGATI hy vọng sẽ sớm hoàn thành việc lắp đặt nhà máy tại địa bàn Quảng Trị đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Để dự án triển khai thuận lợi phía EGATI cũng đề nghị các sở, ban ngành và địa phương liên quan tiếp tục hợp tác, hỗ trợ EGATI, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ với cộng đồng dân cư tại địa phương triển khai dự án.

Sau khi công bố quyết định chấp thuận đầu tư, phía EGATI và UBND tỉnh Quảng Trị đã thảo luận về kế hoạch thực hiện dự án tiếp theo gồm các phần việc như: Thống nhất Biên bản ghi nhớ về phát triển dự án; Thỏa thuận nguyên tắc dự án; Lập nghiên cứu khả thi trình Bộ Công thương thẩm định; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên&Môi trường thẩm định; Thẩm định và nghiên cứu khả thi; Thỏa thuận phương án đấu nối nhà máy vào hệ thống điện Quốc gia; Đàm phán bộ hợp đồng BOT bao gồm thỏa thuận mua bán điện, mua bán than, thuê đất; Cấp chứng nhận đầu tư; Thành lập doanh nghiệp dự án; Ký hợp đồng dự án BOT; Lựa chọn nhà thầu; Đàm phán các hợp đồng vay vốn; Thành lập Hội đồng đền bù và GPMB, lập phương án, đo kiểm, đền bù, xây dựng Khu tái định cư, di dời và GPMB; Bàn giao mặt bằng dự án cho EGATI; Khởi công và xây dựng lắp đặt thiết bị; Nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại nhà máy tổ máy số 1 và tổ máy số 2 vào tháng 3/2019.

Sau khi 2 bên thảo luận và thống nhất một số nội dung về kế hoạch triển khai dự án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Cường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban ngành, địa phương liên quan. Về phía tỉnh Quảng Trị sẽ thành lập BCĐ cấp tỉnh và tổ giúp việc dự án. Giao Sở Công thương làm đầu mối trao đổi mọi công việc giữa hai bên. Tỉnh Quảng Trị cam kết sẽ tích cực hợp tác với EGATI để dự án được triển khai đạt hiệu quả, quyết tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, hai bên cần tiếp thu các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc này để phân bổ kế hoạch thực hiện một cách hợp lý.

                                                         H.N.K





Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Quảng Trị hôm nay (quangtri province now)

Quảng Trị hôm nay (quangtri province now)

08:35 | 01/01/2012
Chiến tranh đã lùi xa 40 năm. Quảng Trị Anh hùng từng “nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử” ngày nào, nay đã khoác trên mình một chiếc áo mới to đẹp hơn.

40 năm trước đây, chiến trường Trị -Thiên nói chung, Quảng Trị nói riêng được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Từ ngày 30.3 đến 2.5.1972, quân và dân ta mở chiến dịch tiến công giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Trên chiến trường trọng yếu này đã diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa quân và dân ta với đội quân xâm lược Mỹ và bọn tay sai. Sau hơn 1 tháng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, ác liệt, hy sinh chiến đấu, quân và dân Quảng Trị đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, diệt và làm bị thương 14.350 tên địch, bắt 3.160 tên, thu và phá hủy 636 xe tăng, thiết giáp, 1.870 ô tô các loại, 419 khẩu pháo; bắn rơi, phá hỏng 340 máy bay và rất nhiều quân trang, quân dụng khác. Có thể nói thắng lợi to lớn trên mặt trận Quảng Trị là thắng lợi của ý chí quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc của quân và dân ta. Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn Quảng Trị, một tỉnh mà Mỹ ngụy đã đổ không biết bao nhiêu công sức để xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh nhất Đông Nam Á.
Sau ngày hòa bình lập lại, Quảng Trị bắt tay vào kiến thiết xây dựng lại quê hương…
40 năm qua, đặc biệt trong 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, được sự giúp đỡ của Trung ương và cả nước, Quảng Trị đã không ngừng vươn lên trong phát triển KT- XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Từ 90% làng mạc bị tàn phá, nay diện mạo các vùng quê từ miền xuôi cho đến miền ngược đã có nhiều thay đổi. Ngược lên huyện miền núi Hướng Hóa, địa phương có hơn 50% số dân là người đồng bào dân tộc thiểu số mới thấy hết những đổi thay đến ngỡ ngàng. Với những chủ trương đúng đắn của tỉnh và huyện, người dân nơi đây đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đất đỏ ba zan để trồng hàng ngàn ha cà phê, sắn cao sản và chuối thương phẩm. 3 loại cây này đã cho nguồn thu mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế làm ăn, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 500 tỷ đồng, doanh thu thương mại hơn 810 tỷ đồng. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mấy năm trở lại đây đạt hơn 15,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 13,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%... Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Nguyễn Ngọc Sắc cho biết: có được thành quả như hôm nay là do sau ngày đất nước thống nhất tỉnh đã có chủ trương đưa hàng ngàn hộ người Kinh ở vùng đồng bằng lên đây xây dựng vùng kinh tế mới và huyện đã làm tốt việc bố trí dân cư, nhiều nơi bố trí xen kẽ ở với đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, huyện đã sớm có Nghị quyết chuyên đề tập trung phát triển cây công nghiệp, nhờ vậy các dân tộc trên địa bàn đã đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau khai thác đất đai và lao động, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Năm 1998, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được thành lập đã góp phần làm thay đổi diện mạo cả một vùng rộng lớn phía tây Quảng Trị giáp với nước bạn Lào…

Về với Gio Linh, một huyện nằm bên bờ sông Bến Hải, nơi người dân đã từng chứng kiến bao nỗi tang thương trong hơn 20 năm trời vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt 2 miền Nam - Bắc, chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay diệu kỳ của vùng đất từng được mệnh danh là vùng đất chết này. Ngay sau giải phóng, huyện đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh và sớm quy hoạch thành 3 vùng kinh tế phù hợp với tiềm năng địa phương. Những vùng đất hôm nào ở vùng gò đồi phía tây đầy rẫy đạn bom, chi chít hố pháo, nay đã phủ một màu xanh của cây trái. Đến nay, toàn vùng có gần 2.600ha cao su, hơn 500ha hồ tiêu. Ở vùng đồng bằng hình thành các vựa lúa 2 vụ cho năng suất cao, kết hợp chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá nước ngọt, sản lượng lương thực hàng năm hơn 33.000 tấn. Huyện cũng đã khai thác thế mạnh nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản, toàn huyện hiện có gần 800 tàu thuyền các loại, chủ yếu là tàu đánh bắt xa bờ, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng hàng năm trên 11.000 tấn. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn chỉ còn hơn 11%, 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia, hơn 90% hộ được sử dụng nước sạch, 100% xã, thị trấn có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu đồng/năm.
Không chỉ ở miền núi hay vùng đồng bằng, các xã ven biển tỉnh Quảng Trị ngay sau chiến tranh cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển KT - XH như: tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cầu, đường giao thông, điện, đường, trường học, trạm y tế, các Khu neo đậu trú bão, cảng và các Khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Bên cạnh đó, tỉnh đã hỗ trợ vốn khuyến công, khuyến ngư, tạo điều kiện cho người dân vay vốn, cải hoán tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, du nhập nghề mới, xây dựng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền, mở các cơ sở dệt xăm lưới, chế biến thủy, hải sản. Đồng thời đẩy mạnh các dự án cải tạo vùng cát trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật theo hướng sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp, nhân rộng và xây dựng các làng sinh thái, gắn giãn dân ra vùng cát với các chương trình, dự án phát triển sản xuất, ngành nghề để các làng sinh thái trở thành các cụm dân cư ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.

Về với đất lửa Quảng Trị hôm nay có thể nhận thấy, mảnh đất một thời bị bom cày, đạn xới, từng chịu nhiều mất mát đau thương trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc đã thực sự hồi sinh. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường cho biết: trong những năm qua, để hàn gắn vết thương sau chiến tranh, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bộ. Cụ thể, đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu, đường, phát triển các khu công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ. Cũng trong những năm qua, các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên làm tốt công tác chăm lo các đối tượng chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh còn chăm lo nâng cấp, xây dựng các Nghĩa trang Liệt sĩ; thường xuyên có các chính sách thực hiện an sinh xã hội, chăm lo và tạo điều kiện cho người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số… Nhờ đó, Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu mới. Trong giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị bình quân đạt hơn 10,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 16 triệu đồng. Ông Nguyễn Đứác Cường cũng tâm sự, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước, nhưng Quảng Trị đang phấn đấu sớm thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước. Trước mắt từ nay đến năm 2015, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12 - 13%, tổng thu ngân sách năm 2015 đạt 1.700 - 1.800 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.550 - 1.600 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,5 - 3%.
Bá Thuần
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=82&NewsId=234317

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Người QT: Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hoàng Phủ Ngọc Tường
 
 
Sinh 09 tháng 9, 1937
Công việc Nhà văn
Quốc gia Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Học vấn Cử nhân
Bằng cấp Đại học Sư phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Huế
Giải thưởng nổi bật Giải thưởng Hồ Chí Minh
Vợ/chồng Lâm Thị Mỹ Dạ
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.

Tiểu sử sơ lược

Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:
-Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
-Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.
-Năm 1960-1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.
-Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
-Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.[1]
Hiện nay (2012), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh[2].

Giải thưởng

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980.
- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008.
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.[3].

Tác phẩm

Thể loại bút ký:
  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
  • Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
  • Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
  • Hoa trái quanh tôi (1995)
  • Huế - di tích và con người (1995)
  • Ngọn núi ảo ảnh (2000)
  • Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
  • Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
  • Miền cỏ thơm (2007)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nxb Hội nhà văn, 2010
Thể loại thơ:
  • Những dấu chân qua thành phố (1976)
  • Người hái phù dung (1992)
Thể loại nhàn đàm:
  • Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)
Tuyển tập:
  • Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập, Nxb Trẻ, 2002

Nghiệp văn chương

Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa[4].
Trích thêm ý kiến của người trong giới:
Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa"[5].
Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là "người ham chơi". Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...[6]
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được...[7]
  • Nhà thơ Ngô Minh:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm "triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm"... Đó là một nhận xét xác đáng[8].
  • Trên Website vnexpress:
Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung. [9].

Trích sáng tác

Có một buổi chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng
Đường dài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như một cơn mưa.
...
Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
Cho tôi chiếc hôn nồng cháy
Nỗi đau bắt đầu từ đấy
Ngọt ngào như trái nho tươi.
Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
Nửa vành mi cong hờn dỗi
Em xõa muộn sầu trên gối
Rối bời như mớ tơ xanh.
Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
Em có lời thề dâng hiến
Cho anh trọn một đời người.
Có buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là cái bóng
Hoa tàn một mình em không hay.
(trích Dạ Khúc) [10]
Và một đoạn bút ký:
...Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.
Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.
Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi".
Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)...
Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng.
Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân!...[11]

Gia đình

Người QT: Chế Lan Viên

Chế Lan Viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chế Lan Viên
Sinh 20 tháng 10, 1920
Quảng Trị
Mất 19 tháng 6, 1989 (68 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Công việc Nhà thơ, nhà văn
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam.

Mục lục

Cuộc đời văn nghiệp

Quách Tấn, Nguyễn Đình, Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[1].
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Quan điểm và phong cách sáng tác

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"[2], thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn [3] với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"[4], và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống"[5].
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Các bút danh

Ngoài bút danh Chế Lan Viên ( được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghềNói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói KiềuLý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).

Tác phẩm chính

Thơ

  • Xuân Chế Lan Viên
  • Điêu tàn (1937)
  • Gửi các anh (1954)
  • Ánh sáng và phù sa (1960)
  • Hoa ngày thường (1967)
  • Chim báo bão (1967)
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973)
  • Ngày vĩ đại (1976)
  • Hoa trước lăng Người (1976)
  • Dải đất vùng trời (1976)
  • Hái theo mùa (1977)
  • Hoa trên đá (1984)
  • Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
  • Ta gửi cho mình (1986)
  • Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
  • Tuyển tập thơ chọn lọc

Văn

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)

Tiểu luận phê bình

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)

Chú thích

  • ^ Có tài liệu ghi ông sinh ngày 14 tháng 1 năm 1920.
  • ^ Thực ra trong thời gian 1945-1950 Đảng Cộng sản Việt Nam không hoạt động công khai mà tuyên bố tự giải tán, chỉ có một bộ phận "công khai" mang tên Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • ^ Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Long, Trần Hữu Tá, Văn học 12, nhà xuất bản Giáo dục, 2007, trang 119
  • ^ Sđd, trang 119
  • ^ Sđd, trang 119
  • ^ Sđd, trang 119

Nhận xét

  • "'Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống."[cần dẫn nguồn]
  • "Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung."[cần dẫn nguồn]