Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Ngày đầu xét xử vụ án “Buôn lậu” gây chấn động dư luận tại Quảng Trị: Các bị cáo phản cung

  arrow PHÁP LUẬT - XÃ HỘI  arrow TÒA ÁN
Ngày đầu xét xử vụ án “Buôn lậu” gây chấn động dư luận: Các bị cáo phản cungCập nhật: Thứ sáu, 31/10/2014 - 10h50'
(Cadn.com.vn) - Ngày 30-10, TAND TP Đà Nẵng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Trương Huy Liệu (1958) và Trần Thị Dung (1961, cùng trú số 111, khóm Trung Chín, TT Lao Bảo, H. Hướng Hóa, Quảng Trị) về tội “Buôn lậu”; Đỗ Lý Nhi (1972, trú khu phố Trung Chỉ, P. Đông Lương, TP Đông Hà, Quảng Trị), Lê Xuân Thành (1962, trú số 364-Lê Duẩn, Đông Lương, TP Đông Hà), Đỗ Danh Thắng (1955, trú số 16-Lê Vĩnh Huy, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là vụ án gây chấn động dư luận năm 2011.
Theo cáo trạng, ngày 21-12-2011, Đội Cảnh sát kinh tế - môi trường CAQ Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng phát hiện ô-tô BKS 43S-5142, rơ-moóc tải BKS 43R-0866 chở container gỗ, số hiệu GESU 6243717 cho Cty TNHH MTV Ngọc Hưng (Cty Ngọc Hưng), đi từ Chi cục Hải quan (CCHQ) Cảng Cửa Việt đến CCHQ Cảng Đà Nẵng nhưng có vi phạm trong lĩnh vực hải quan, nên Tổng cục đã giao cho CCHQ Cửa khẩu Đà Nẵng phối hợp với Đội 2 Cục Điều tra chống buôn lậu và CCHQ Cửa khẩu Cửa Việt tiến hành khám xét đối với toàn bộ lô hàng của Cty Ngọc Hưng. Kết quả khám xét đã phát hiện Cty Ngọc Hưng nhập lậu và xuất lậu gỗ nên Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT Bộ CA để điều tra theo thẩm quyền.
Theo đó, kết quả điều tra cho thấy, Trương Huy Liệu với chức vụ Phó Giám đốc Cty Ngọc Hưng đã chỉ đạo các nhân viên Cty Ngọc Hưng lập hồ sơ, chứng từ giả sau đó sử dụng bộ hồ sơ này để buôn lậu 614,672m3 gỗ không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá 63.619.706.500 đồng. Hành vi nhập lậu, xuất lậu gỗ của Trương Huy Liệu đã phạm tội “Buôn lậu”, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 153 BLHS. Trần Thị Dung - chức vụ Giám đốc Cty Ngọc Hưng đã có hành vi ký các hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục nhập kinh doanh gỗ từ Lào vào Việt Nam, sau đó xuất kinh doanh sang Hồng Kông, Trung Quốc. Hành vi của Trần Thị Dung đã phạm tội “Buôn lậu”, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 153 BLHS, vai trò đồng phạm với Trương Huy Liệu.
Bị cáo Liệu khẳng định “vợ chồng bị cáo không buôn lậu”.
Đối với Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành - cùng là công chức Hải quan thuộc CCHQ Khu thương mại Lao Bảo, Quảng Trị, được giao nhiệm vụ kiểm hóa lô hàng gỗ xuất khẩu theo tờ khai Hải quan số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 của Cty Ngọc Hưng nhưng đã không làm đầy đủ trách nhiệm được giao, do đó đã không phát hiện được 27 kiện hàng gồm 867 sản phẩm gỗ trắc (1,49m3); 23,828m3 gỗ giáng hương; 224,944m3 gỗ trắc xẻ, trị giá 30.060.814.616 đồng mà doanh nghiệp đã không khai báo khi làm thủ tục hải quan dẫn đến không phát hiện được hành vi buôn lậu của Cty Ngọc Hưng.
Đối với Đỗ Danh Thắng - công chức Hải quan thuộc CCHQ Khu công nghiệp Đà Nẵng, Cục Hải quan TP Đà Nẵng, được giao nhiệm vụ tổ chức việc khám xét theo thủ tục hành chính đối với lô hàng xuất khẩu có vi phạm của Cty Ngọc Hưng những đã không thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan; không làm hết trách nhiệm được giao, gây ra hậu quả đã không phát hiện được 21 container gỗ có vi phạm của Cty Ngọc Hưng. Trị giá lô hàng 61.337.575.000 đồng và gây thất thoát tiền chi phí cho việc bốc lên và dỡ xuống 14 container; chi phí lưu bãi; chi phí niêm phong kẹp chì với tổng số tiền là 1.051.113.000 đồng. Hành vi của bị cáo Nhi, Thành và Thắng đã phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 2 Điều 258 BLHS.
Tại tòa, sau khi đại diện VKS công bố cáo trạng, bị cáo Liệu không đồng tình với tội danh mà VKSTC truy tố đối với vợ chồng bị cáo. Theo bị cáo trình bày, ngày 17-12-2011 Cty Ngọc Hưng nhập khẩu 535,800m3 gỗ trắc các loại từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/BO33; hải quan cửa khẩu Lao Bảo kiểm tra, xác nhận thông quan; Cty nộp thuế VAT cho Nhà nước 3.206.503.317 đồng. Nếu xác định buôn lậu thì phải buôn qua biên giới và không đóng thuế, tuy nhiên chúng tôi có nộp thuế đầy đủ. Về nội dung trong cáo trạng cho rằng bị cáo lập hồ sơ chứng từ giả mạo, bị cáo Liệu cũng đã bác bỏ.
Căn cứ vào các quy định về hồ sơ hải quan thì trong một bộ hồ sơ hải quan, tờ khai hải quan là bản kê khai của doanh nghiệp có tính pháp lý quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu một lô hàng. Tờ khai của hải quan là cơ sở pháp lý để Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp và chấp hành nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với lô hàng đó... Xét về hành chính thì hồ sơ hải quan của lô hàng gỗ trắc nhập khẩu mở tại CCHQ Cửa khẩu Lao Bảo và Hồ sơ nhập khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 mở tại CCHQ Cửa khẩu Cửa Việt ngày 19-12-2011 của Cty Ngọc Hưng trong đó có tờ khai hàng hóa XNK, hợp đồng kinh tế, lý lịch gỗ, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đã phản ánh trung thực chủng loại, số lượng, khối lượng lô gỗ... Như vậy không có hồ sơ chứng từ nào là giả.
Các bị cáo tại tòa.
Về vấn đề số lượng gỗ khi bắt, sau khi giám định đã có kết quả khác nhau, theo bị cáo, các cơ quan chức năng như Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (STTNSV) và Kiểm lâm vùng II đã áp dụng phương pháp cân trọng lượng gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp để quy đổi ra khối lượng là trái với quy định của pháp luật. Khi mua bán gỗ, Cty Ngọc Hưng đã áp dụng phương pháp đo (kể cả đo theo đơn vị ste) đúng với quy định của Bộ NN&PTNT, lô hàng có khối lượng là 535,800m3. Khi giám định, Viện STTNSV lại áp dụng phương pháp cân trọng lượng để quy đổi ra khối lượng, trái với quy định, lô hàng có khối lượng 614,772m3. VKSTC lấy kết quả đo trái với quy định của Nhà nước để cho rằng lô gỗ của Cty Ngọc Hưng có khối lượng là 614,672m3 nhiều hơn thực tế mua bán của Cty với các đối tác Lào và Hồng Kông - Trung Quốc là 78,872m3 và nhiều hơn kết quả giám định lần thứ nhất cũng của chính Viện STTNSV là 161,568m3.
Bị cáo Liệu khẳng định lô gỗ của Cty có số lượng là 75.944 hộp, tanh, long và khối lượng là 535,800m3 chứ không phải là 180.833 hộp, thanh, long như kết quả Viện STTTNSV và CQCSĐT. Khi được hỏi vì sao trong lô hàng bị giữ ngoài gỗ trắc lại có gỗ giáng hương? Bị cáo cho biết bản thân không hề hay biết, vì quá trình mua và bán giữa bị cáo và các đối tác đều lấy uy tín đặt lên hàng đầu, bị cáo mua nguyên kiện và cũng bán nguyên kiện. Tuy nhiên, nếu để lẫn gỗ giáng hương vào lô gỗ trắc sẽ là thiệt cho bị cáo vì thực tế bị cáo đóng thuế cho toàn lô hàng là thuế gỗ trắc (gỗ giáng hương thấp hơn 20 lần so với gỗ trắc). Tại phiên tòa, bị cáo Liệu còn đề nghị được giám định lại ký hiệu dấu búa của Lào đối với toàn bộ lô gỗ.
Bị cáo Trần Thị Dung cho rằng, mọi việc là do bị cáo Liệu thực hiện và tất cả đều hợp lệ, đúng pháp luật chứ không hề có chuyện làm khống, phạm pháp. Bị cáo Dung cũng có chung quan điểm với bị cáo Liệu, đó là không đồng tình với truy tố của VKSNDTC về tội danh đối với hai vợ chồng. Bị cáo Nhi và Thành đều đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho việc truy tố của VKSTC là chưa đúng. Các bị cáo đã làm đúng chức trách nhiệm vụ và các quy định của pháp luật. Cụ thể, các bị cáo đã kiểm tra và đánh giá 5% trên tổng số tờ khai hải quan là đúng với quy định.
Trong trường hợp này 5% của 535,800m3 tương đương 26m3, như vậy các bị cáo đã kiểm tra đúng và trong quá trình kiểm tra số lượng này không có dấu hiệu sai phạm nên kết luận là không vi phạm. Cũng tại phiên tòa, bị cáo Lý đã cung cấp những bản ảnh thể hiện rõ ký hiệu dấu búa của Lào mà các bị cáo đã chụp lại trước đó. Như vậy, để chứng minh một điều lô hàng này có xuất xứ từ Lào là phù hợp với hồ sơ, tài liệu. Bị cáo Thắng cũng cho rằng việc truy tố của VKSTC là hoàn toàn không đúng, đồng thời cũng đã đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho bản thân bị cáo không vi phạm các quy định của pháp luật...
Hôm nay (31-10), TAND TP Đà Nẵng tiếp tục xét xử vụ án, P.V Báo Công an TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục chuyển tải thông tin đến bạn đọc.

Phương Trang

http://cadn.com.vn/news/78_122572_nga-y-da-u-xe-t-xu-vu-a-n-buon-la-u-gay-cha-n-do-n.aspx

Quảng Trị: Anh em cao tuổi nhất Việt Nam 105 tuổi

Anh em cao tuổi nhất Việt Nam

Cụ ông 105 tuổi và người em 102 tuổi ở Quảng Trị vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập là "cặp anh em cao tuổi nhất" hiện nay.
Cụ Trần Đình Thăng (sinh năm 1909) và em trai Trần Đình Liên (sinh năm 1912) đang sống tại thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Hai cụ còn người em gái út sinh năm 1916.
Vợ của hai cụ ông đều đã mất. Con gái duy nhất của cụ Thăng năm nay đã gần bước vào tuổi 60. Còn cụ Liên sinh được 4 con, người lớn nhất 72 tuổi.
cu-ong-6907-1414730880.jpg
Cụ Trần Đình Thăng (bên trái) và em trai trở thành cặp anh em cao tuổi nhất Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Loan
Hai cụ ông cho rằng, được sinh ra và lớn lên ở miền quê nên cuộc sống của họ yên bình, thanh thản. Ngoài ra, môi trường, thực phẩm đều không bị ô nhiễm nên đó có thể là nguyên nhân khiến họ trường thọ.
Trước đó, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập cụ Nguyễn Thị Trù (121 tuổi, sống tại TP HCM) là cụ bà cao tuổi nhất. Cụ ông Y'N Dông, 116 tuổi, sống tại Bon Jâng, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song (tỉnh Đăk Nông) là cụ ông cao tuổi nhất.
Cặp vợ chồng Cụ Cao Viễn (sinh năm 1908) và vợ Vũ Thị Hai (sinh năm 1914) sống tại huyện Diễn Châu, Nghệ An được công nhận là cặp vợ chồng lớn tuổi nhất Việt Nam. 
Còn hai chị em cụ Cụ Đinh Thị Xa (101 tuổi) và Đinh Thị Long (93 tuổi) sống tại TP Biên Hoà (Đồng Nai) được xác lập là cặp chị em lớn tuổi nhất.
Nguyễn Loan (theo VN Express)

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Cung đường hạnh phúc

Cung đường hạnh phúc
15/10/2014, 08:25 (GMT+7)
Quỹ Phát triển Ả rập - Xê út đã đầu tư cho huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị một con đường thảm nhựa dài gần 64 km đi qua các vùng trọng điểm phục vụ phát triển KT-XH.
Cung đường hạnh phúc
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Mai, ông Thức (bên phải) thăm công trình đường Ả rập - Xê út đầu tư tại Vĩnh Linh
Đường thảm nhựa thênh thang
Bốn năm trước, có cặp uyên ương người gốc xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh yêu nhau. Ngày người con trai đưa bạn gái từ Hà Nội về thăm quê anh ở Vĩnh Hòa, thấy đường đi lại toàn đất đỏ, mưa xuống đất bám vào khắp người, trẻ con đi học cũng mang cả đất đỏ trên từng đôi dép vào trường, bà con đi lại vô cùng khó khăn.
Yêu anh nhưng cô con gái thách lễ sính cưới vô cùng ngộ nghĩnh: “Nếu cung đường này được thảm nhựa em sẽ đồng ý để anh cưới em làm vợ. Không chỉ mỗi lần mình về quê đỡ vất vả mà em muốn nhìn thấy trên từng nét mặt của bà con vui hơn khi có con đường nhựa trong mơ mà hôm em đã nghe mẹ anh kể”.
Thật diễm phúc cho đôi uyên ương này, hai năm sau đó Quỹ Phát triển Ả rập - Xê út đã quyết định đầu tư cho huyện Vĩnh Linh một công trình giao thông.
Hôm tôi trở lại xã Vĩnh Hòa mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ này thì nhà trai đã đón dâu từ Hà Nội vào, đi trên con đường thảm nhựa thẳng tắp, rộng rãi, không còn đất đỏ như trước nữa.
Chàng trai nói yêu với cô gái đấy là “lễ sinh cưới” quê anh dành cho em. Tất nhiên cô gái và chàng trai sẽ là người hạnh phúc nhất vì không ngờ món quà “thách cưới” mà cô chỉ nói vui ngày trước đã thành hiện thực.
Nhiều người đến chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ bảo rằng nên đặt tên cho con đường đó là “Cung đường hạnh phúc”.
13-56-27_-rp-3
Dân vui mừng vì đường đi qua nhiều làng, xã ở huyện Vĩnh Linh rộng thênh thang
Con đường không chỉ đem lại hạnh phúc cho đôi uyên ương ở xã Vĩnh Hòa, mà hàng vạn hộ dân, mấy chục ngôi làng sinh sống hai bên đường kéo dài từ Đông đến Tây huyện Vĩnh Linh, từ xã Vĩnh Hòa qua Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Tân, thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê... cũng đều cảm thấy mãn nguyện.
Ông Lê Anh Minh, Giám đốc BQL Dự án Đầu tư & xây dựng huyện Vĩnh Linh cho biết, con đường này có chiều dài cả tuyến gần 64 km với quy mô thiết kế đường loại A đồng bằng, mặt đường làm bằng bê tông nhựa, bê tông xi măng, nơi rộng nhất 5,5 m, hẹp nhất 3,5 m, có hệ thống cầu, cống đầu tư vĩnh cửu.
Công trình được đầu tư từ năm 2012 bằng nguồn vốn của Quỹ Phát triển Ả rập - Xê út và vốn đối ứng trong nước. Theo kế hoạch thì năm 2016 dự án hoàn thành như ký kết.
Song nhờ có cách làm sáng tạo và sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo các cấp, ngành nên tiến độ tuyến đường này đã hoàn thành nhanh hơn dự kiến.
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, ông Lê Văn Hiền cho biết, dự án đến nay đã thi công đạt hơn 65% khối lượng như rải thảm bê tông nhựa, mặt đường bê tông xi măng, nền đường, cầu, cống, rãnh thoát nước các loại... Cố gắng trong năm 2015 cả tuyến đường này sẽ hoàn chỉnh và khánh thành.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ
Tại công trình thi công cầu Xóm Bợc, xã Vĩnh Thạch, bà Cao Thị Vinh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư & xây dựng Hùng Cường, đơn vị đang thi công cầu đường chỉ đạo anh em công nhân quyết tâm hoàn thành sớm tiến độ.
13-56-27_-rp-2
Cầu Xóm Bợc được Cty CP Đầu tư & xây dựng Hùng Cường thi công gần hoàn chỉnh
Những công việc chính của hạng mục này đã hoàn thành. Cầu được thông tuyến, niềm vui của bà con được nhân đôi. Họ sẽ không còn mỗi ngày phải đi qua chiếc cầu tạm ọp ẹp như trước nữa. Tại dự án này, Cty của bà Vinh đảm nhận thi công cầu và đường với một nửa khối lượng công việc.
Ở vị trí đi qua ranh giới giữa xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Hà, phía tây huyện Vĩnh Linh, trước đây người dân qua lại hàng ngày phải men theo đập La Ngà, vào mùa mưa lũ nước lên cao làm đường tắc hoàn toàn.
Nay có cầu mới vĩnh cửu được bắc qua, bà con đi lại dễ dàng, qua cầu vượt thêm 3 km sẽ gặp đường Hồ Chí Minh, kết nối một vùng tiềm năng đất đai trù phú của huyện.
Trong các tỉnh hưởng dự án của Quỹ Phát triển Ả rập - Xê út tại Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng thì huyện Vĩnh Linh đã thực hiện tốt nhất về chất lượng, tiến độ công trình, sớm mang lại hiệu ứng tốt, phục vụ phát triển KT-XH của vùng, được quỹ đánh giá cao.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Mai Thức mới đây đến kiểm tra tiến độ thi công dự án đường giao thông do Quỹ Phát triển Ả rập - Xê út đầu tư đi qua các xã trên. Ông biểu dương và đánh giá cao kết quả thực hiện dự án của UBND huyện Vĩnh Linh, BQL dự án của huyện trong quá trình hoàn thành thủ tục, chọn nhà thầu tổ chức thi công đảm bảo tiến độ; biểu dương các đơn vị thi công, giám sát đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Ông Mai Thức đề nghị huyện Vĩnh Linh và các nhà thầu thi công đẩy nhanh hơn nữa tiến độ dự án, khẩn trương hoàn thành các công trình, cầu cống trên tuyến trước mùa lũ tới.
Mong muốn đường được nối dài
Ông Lê Anh Minh, Giám đốc BQL Dự án Đầu tư & xây dựng huyện Vĩnh Linh phác họa bức tranh giao thông nông thôn Vĩnh Linh với những con đường huyết mạch đi qua địa bàn theo hai hướng chính là Bắc - Nam và Đông - Tây.
13-56-27_-rp-4
“Cung đường hạnh phúc” qua xã Vĩnh Thạch
Với hướng Đông - Tây, trước đây đã có một con đường chạy theo phía Bắc của huyện, lần này con đường dài gần 64 km được Quỹ Phát triển Ả rập-Xê út đầu tư là nhánh Đông - Tây thứ hai đi qua huyện.
Bây giờ, người dân cũng như lãnh đạo ở địa phương này mong muốn Quỹ Phát triển Ả rập - Xê út tiếp tục tạo điều kiện đầu tư thêm giai đoạn 2 cho huyện Vĩnh Linh để mở tuyến giao thông Đông - Tây thứ 3 dài khoảng 30 km đi qua các xã từ Vĩnh Thành - Vĩnh Sơn lên đường Hồ Chí Minh.
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme  
LÂM QUANG HUY
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/133105/kinh-te/cung-duong-hanh-phuc.html
  

Bộ CA khen thưởng chiến sĩ CA Quảng Trị dũng cảm

Khen thưởng chiến sĩ CA dũng cảm 
Cập nhật: Thứ tư, 15/10/2014 - 8h38'

(Cadn.com.vn) - QUẢNG TRỊ - Đại úy Trần Văn Hiệu, cán bộ CATT Cửa Việt (H. Gio Linh) và Trung sĩ Ngô Minh Hùng, chiến sĩ Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (CATX Quảng Trị) vừa được Bộ CA quyết định tặng Bằng khen vì đã có hành động dũng cảm cứu người trong tình trạng đuối nước, góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
Trước đó, trên biển Cửa Việt, 7 người gồm phụ nữ và trẻ em đi tắm biển đã bị sóng lớn đánh trôi xa, rơi vào tình trạng nguy hiểm. Phát hiện sự việc, Đại úy Hiệu lao vào sóng lớn tiếp cận nạn nhân, đồng thời phối hợp đưa tất cả vào bờ an toàn.
Cũng với tinh thần trách nhiệm cao, chiến sĩ Ngô Minh Hùng cùng với sinh viên Hồ Đức Tân (Khoa Luật, Trường ĐHKH Huế) trong lần về thăm nhà đã bất chấp hiểm nguy cứu hai nữ sinh bị nước cuốn trôi trên kênh lớn Nam Thạch Hãn (địa bàn xã Hải Lệ, TX. Quảng Trị). Hành động dũng cảm của các anh đã để lại dấu ấn sâu sắc, khiến nhân dân thêm cảm phục, tin yêu.
Chiến sĩ Ngô Minh Hùng (trái) và sinh viên Hồ Đức Tân vừa được Trung ương đoàn trao tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm".

theo Bảo Hà
CAND 
http://cadn.com.vn/news/105_121740_khen-thuong-chien-si-ca-dung-cam.aspx

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Địa chỉ cần giúp đỡ: 9 năm sống chung với bệnh máu trắng

Địa chỉ cần giúp đỡ: 9 năm sống chung với bệnh máu trắng

Ngày cập nhật: 11/10/2014 7:33:21 SA
(QT) - Cháu Trần Thái Đức, 9 tuổi, con thứ tư của anh Trần Thái Huy và chị Nguyễn Thị Hồng Loan, ở khu phố 1, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) có vóc dáng mập mạp, to khỏe hơn so với tuổi. Ít người biết rằng, vẻ bề ngoài ấy là do em thường xuyên uống thuốc chữa căn bệnh máu trắng nên thân hình luôn trong tình trạng béo phì. 
Mấy hôm nay đã đến kỳ đi bệnh viện, nhưng vì ba mẹ chưa xoay đủ tiền nên Đức vẫn ở nhà, dù một bên mắt đã bị bầm tím, toàn thân xuất hiện các cụm đốm đỏ như phát ban, dấu hiệu các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Chị Loan kể, phải đến năm Đức lên ba tuổi, một hôm cháu có tình trạng chảy máu cam không ngừng, nôn ra máu, gia đình hốt hoảng đưa đi bệnh viện mới bàng hoàng hay tin, cháu bị căn bệnh máu trắng.
 
Cháu Trần Thái Đức với những triệu chứng của căn bệnh máu trắng
*Mọi sự ủng hộ gia đình cháu Trần Thái Đức xin gửi đến Báo Quảng Trị- 311 - Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 053.3857.176) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 102010001236996 tại Ngân hàng CP Công thương Quảng Trị.
Ròng rã 6 năm nay, cậu bé trở thành bệnh nhân quen thuộc của Bệnh viện Trung ương Huế, mỗi tháng bình quân vào viện ba lần. Đợt nào khỏe khoắn thì tốn khoảng 1,5 triệu, có khi bệnh tình nặng thì phải nhập viện điều trị, truyền tiểu cầu để ngăn tình trạng chảy máu trầm trọng, chi phí lên đến 7-8 triệu đồng cho mỗi đợt. Dù việc học liên tục bị gián đoạn do thời gian đi bệnh viện điều trị, nhưng Đức vẫn luôn đạt được thành tích khá giỏi trong học tập.

Hoàn cảnh gia đình Đức cũng rất khó khăn. Anh Huy, chị Loan sinh liền 5 người con, trong đó cháu đầu Trần Thái Hoàng bị bại não từ nhỏ, 4 đứa sau đều đang tuổi ăn tuổi học. Anh Huy làm nghề tài xế, mỗi ngày kiếm được khoảng 150.000đ nếu có chuyến chạy, chị Loan mở một quán nước nhỏ ở vỉa hè với thu nhập bấp bênh. Ở nhà còn có mẹ già năm nay đã 85 tuổi, vừa trông nhà, vừa phụ bán quán bánh kẹo cho khách trong xóm.

Chị Loan bảo: “May là gia đình có sổ hộ nghèo nên tiền viện phí được giảm đi rất nhiều, nhưng để có tiền đi chữa bệnh cho con đều đặn hàng tháng, vợ chồng tôi cũng phải chạy vạy khắp nơi. Như đợt này, vì chưa kiếm đủ tiền nên phải hoãn lại thời gian đưa con đi viện, mắt cháu đã có dấu hiệu tụ máu bầm tím mà vẫn phải cố chịu”.

Điều người mẹ này lo sợ nhất là con bị trầy xước, chảy máu vì mỗi lần bị thương ở bất cứ đâu trên cơ thể Đức đều không thể tự cầm máu. Cháu cũng thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không có bệnh nướu răng. Chị cho chúng tôi xem một hộp to đựng giấy tờ đi viện của Đức trong 6 năm ròng, cười buồn: “Giấy tờ đi viện của cháu mà cất lại đầy đủ chắc phải mấy hộp như thế này. Nhiều lần, do không có tiền kịp đóng bảo hiểm thân thể ở trường nên giấy đi viện về cũng không thanh toán được bảo hiểm, đành chịu. Nhiều khi nhìn hoàn cảnh của mình mà muốn buông xuôi, nhưng không đành để con khổ sở vì bệnh tật, lại phải gắng”. Bà nội của Đức kể thêm rằng, số tiền vay mượn từ ngân hàng và bà con nội ngoại chưa trả được, vì căn bệnh của cháu mà cả gia đình chật vật, khó khăn chèo chống từng ngày. Ước mong lớn nhất của bà là mong có một phép màu cho cháu mình khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác...

                                                           Bài, ảnh: BẢO BÌNH

Quảng Trị: Đưa nhà thi đấu đa năng lớn nhất miền Trung vào sử dụng

Quảng Trị: Đưa nhà thi đấu đa năng lớn nhất miền Trung vào sử dụng

(Xây dựng) - Nhà thi đấu đa năng nằm trong Dự án khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Trị được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2009, với mức vốn đầu tư 70 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách địa phương, vừa hoàn thành đưa vào hoạt động.

Toàn cảnh bên ngoài nhà thi đâu đa năng Quảng Trị
Được biết, đây là một trong những nhà thi đấu đa năng lớn nhất ở miền Trung, do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Trị, nay là Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư.
Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại phường Đông Lễ-TP Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), với sức chứa trên 2000 chứa ngồi, gồm các giải pháp kỹ thuật chủ yếu: Móng đơn, bệ khung bê tông cốt thép cấp độ bền B20 chịu lực chính; móng tường, móng vĩa xây gạch đặc; sàn đúc bê tông cốt thép toàn khối B20, tường xây gạch tuy nen; lát nền, sàn bằng gạch granit; hệ đỗ mái dùng hệ thống khung thép ống chịu lực với khẩu độ lớn, liên kết hàn, dạng không gian. Mặt sân làm bằng chất liệu cao su tổng hợp; hệ thống cửa đi, cửa sổ dùng khung nhựa lõi thép, lan can bằng inox, trần nhà thi đấu dùng hệ trần nhôm chuyên dụng...Công trình do Công ty CP tư vấn và kiểm định xây dựng Delta-Vina tư vấn thiết kế và do Công ty CP xây dựng Bạch Đằng thi công.

Lễ khai mạc Đại hội TDTD tỉnh Quảng Trị lần thứ 6-2014 tại Nhà thi đấu đa năng Quảng Trị
Ngay sau khi Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị vừa đưa vào hoạt động Lễ khai mạc đại hội thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị lần thứ 6 năm 2014 được diễn ra tại đây.
Hữu Tiến (BÁO XÂY DỰNG)

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

LÀNG TÔI: Nông dân Triệu Phước chung tay vượt khó

LÀNG TÔI:  Nông dân Triệu Phước chung tay vượt khó


Nhiều gia đình ở vùng biển huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có thu nhập cao nhờ nuôi tôm.
Bằng ý chí vượt khó thoát đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, cán bộ, người dân vùng tôm xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và nhiều vùng quê nghèo miền trung đang chung sức, chung lòng vượt qua thời kỳ khó khăn khi giá nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất đều tăng cao.
Lao đao vùng đầm tôm
Từ cuối năm 2010 đến nay, do vật giá leo thang, giá cả nông sản biến động, bên cạnh đó đợt rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm đã tác động khá rõ nét đến đời sống và gây không ít khó khăn cho nông dân nuôi tôm vùng cù lao nói riêng và nhiều thôn, làng khác trong xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Người dân bao năm qua dồn sức người, sức của mong muốn vươn lên khấm khá từ việc nuôi tôm, cung cấp cho thị trường rộng lớn các tỉnh miền trung và cả xuất khẩu. Ông Nguyễn Quang Lau, 60 tuổi, ở thôn Lưỡng Kim, là người đã nhiều năm nuôi tôm, cua cho biết: Hồi đầu năm, tôi đầu tư gần 54 triệu đồng thả ba tạ cua giống. Vậy mà công sức, tiền của đã... đổ sông vì rét đậm. Mấy vụ tôm gần đây, mọi chi phí từ các loại thức ăn cho tôm, cho cua, rồi men xử lý ô nhiễm lòng đáy đầm, đến chi phí xăng, dầu, điện bơm nước, quạt nước... đều tăng vùn vụt. Ðợt này, mùa cao điểm thúc tôm giai đoạn trưởng thành, có tháng mất tới cả chục triệu đồng cho tiền điện và tiền dầu chạy máy nổ... Bên cạnh đó, người dân ngày ngày còn nơm nớp lo con tôm nhiễm bệnh đốm trắng, nấm tau-ra, đầu vàng. Mới đây có hộ buộc phải gạt nước mắt hủy bỏ cả hai ha tôm vì phát hiện dịch...
Không chỉ nguy cơ dịch bệnh, việc nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào giá thức ăn, con giống, thời tiết... Chủ tịch UBND xã Triệu Phước Nguyễn Văn Thanh nói thêm, ước tính mức tăng giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi, đặc biệt cho vùng đầm tôm, cua lên tới 30%, nhiều hộ nuôi tôm rơi vào cảnh lao đao, hụt vốn. Theo thống kê, dư nợ từ các ngân hàng đến hơn 4,5 tỷ đồng. Năm qua, do nuôi tôm khó khăn, nhiều lao động bỏ quê đi tìm việc khác, còn nhiều hộ cố bám đầm, buộc phải vay lãi suất cao, lại còn phải nợ tiền thức ăn cho tôm. Nói đến đây, Chủ tịch Nguyễn Văn Thanh bùi ngùi: Có đến hơn 20 hộ trước nuôi tôm quy mô lớn, nay phải bỏ hồ, hoặc nếu theo, cũng chỉ lay lắt, theo kiểu quảng canh được chăng hay chớ, chỉ đủ chi tiêu. Phía bên kia cầu Bắc Phước, ông Trần Văn Lạn, 57 tuổi, ở thôn Duy Xuyên từng đi đầu trong việc khai phá đầm tôm từ diện tích đất bãi bồi ven sông từ năm 2000. Thời đó, gia đình ông quyết định vay ngân hàng 900 triệu đồng xây dựng hệ thống đầm kiên cố. Do đầu tư lớn, lại chưa quan tâm yếu tố kỹ thuật, khi dịch bệnh xảy ra liên tiếp, gia đình ông Lạn rơi vào tình trạng trắng tay, nợ đầm đìa. Ðến nay ông vẫn còn nợ hàng trăm triệu đồng từ ngân hàng, mất khả năng thanh toán.
Chung tay vượt khó
Dọc tuyến quốc lộ 1A, đi qua địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình rồi về vùng nuôi tôm Triệu Phước, nông dân đang tất tả ra đồng gieo cấy lúa dưới nắng hè. Theo báo cáo của Hội Nông dân một số tỉnh, qua đánh giá ban đầu, vụ đông xuân năm nay người dân miền trung được mùa, năng suất lúa đạt mức cao so với những vụ mùa trước. Tuy nhiên, nhà nông 'được mùa mà vẫn chưa vui', bởi chi phí đầu vào như vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... giá thành quá cao! Tại Hội nghị giao ban Hội Nông dân mười tỉnh khu vực miền trung và miền bắc vừa qua, lãnh đạo nhiều tỉnh phát biểu ý kiến cho rằng, trong tình hình kinh tế khó khăn, thiệt thòi nhất là những người có thu nhập thấp, nhất là người dân làm nông nghiệp miền quê nghèo. Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Tuyết Anh: Bà con làm nông vừa là người sản xuất hàng hóa, vừa là người tiêu dùng các sản phẩm 'đầu vào' phục vụ sản xuất đã bị ảnh hưởng từ việc giá cả tăng nhanh. Thời gian qua, giá hàng nông sản tăng chậm hơn so với giá hàng tiêu dùng, do vậy nông dân không được lợi nhiều.
Chúng tôi đến thăm gia đình nông dân Nguyễn Quang Lau, trong căn nhà ngói kiên cố bề thế ngay cạnh cánh đồng đang vào vụ cấy. Ông Lau là một trong những người đi đầu mạnh dạn đầu tư cải tạo vùng đất bãi, ruộng một vụ rộng 7,5 ha, xây dựng mô hình thí điểm nuôi tôm sú đầu tiên trên địa bàn huyện nghèo. Ông Lau kể: Từ năm 1994 đến nay, gia đình kết hợp bốn hộ khác làm hồ tôm sú. Có năm 'ông trời' thương rẻo đất miền trung, cho mưa thuận gió hòa, gia đình tôi thu được mỗi năm 12 tấn tôm thương phẩm. Trừ mọi khoản chi phí, còn lãi 500 triệu đồng! Mấy năm gần đây, giá cả thị trường bấp bênh, trừ chi phí thu hoạch đầm tôm mỗi năm lãi từ 150 đến 180 triệu đồng.
Tại vùng tôm của huyện Triệu Phong (Quảng Trị), bên cạnh lo vụ lúa mới, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, những hộ làm nông như gia đình ông Lau, ông Lạn ở xã Triệu Phước vẫn xoay xở bám đầm nuôi tôm. Dẫu biết rằng con đường làm ăn không dễ bề suôn sẻ. Nằm trong số những hộ 'bám trụ' vụ tôm trong năm, ông Lau chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm thành công.  Ðó là việc chú trọng yếu tố môi trường, đầu tư con giống, hồ nuôi, tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Một trong những bí quyết là phải vệ sinh đầm thật kỹ, tìm nguồn tôm giống, cua giống có chất lượng và quy trình nuôi tôm khép kín, kỹ thuật đắp bờ làm sao để chủ động điều tiết nước. Mấy năm gần đây, gia đình ông Lau và nhiều hộ khác chủ động chuyển sang mô hình nuôi tôm thời gian nuôi ngắn ngày, ít dịch bệnh, đạt hiệu quả kinh tế, dù thời tiết khí hậu thất thường, thu nhập không bằng những năm trước, nhưng họ vẫn trụ được bằng nghề nuôi tôm.
Nhận định tình hình kinh tế trong năm, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc kiểm soát lạm phát và vực dậy nền kinh tế nên bắt đầu từ khu vực kinh tế nông thôn. Ðối với những hộ nuôi trồng thuy, hải sản, tiếp cận nguồn vốn để tái đầu tư luôn là nỗi lo thường trực. Qua trao đổi ý kiến, nhiều cán bộ, hội viên nông dân rất hoan nghênh tinh thần của Nghị định 41/2010/NÐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhanh hơn, nhiều hơn. Theo đó, cá nhân, hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có thể được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng. Ðối tượng hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay đến 500 triệu đồng. Tuy vậy, lãnh đạo và người dân ở xã Triệu Phước bày tỏ: Thủ tục vay, cho vay còn qua nhiều khâu, nhiều bước, điều kiện ràng buộc chưa phù hợp, nên làm nản lòng người dân đang 'khát vốn' để đầu tư sản xuất phát triển vùng tôm...
Dù còn nhiều khó khăn, qua hơn 15 năm bám ruộng, bám đầm, ông Nguyễn Quang Lau  vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình này. Bởi theo ông:  'Từ tôm, cua, vợ chồng tôi có điều kiện nâng cao cuộc sống, chăm lo con cái học hành. Mình làm thành công, sẽ giúp nhiều người khác xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu vươn lên khấm khá'.

trích: http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/17235302.html

Người Quảng Trị :“Bé Bệc” đỗ thủ khoa



“Bé Bệc” đỗ thủ khoa

Ngày cập nhật: 20/06/2014 6:28:40 SA
(QT) - Mấy hôm nay, nhiều người ghé nhà vợ chồng anh Lê Đức Thư, trú tại thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) để chúc mừng vợ chồng anh có cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi, vừa đỗ thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Thừa Thiên- Huế. Hiện tại, Lê Thị Yến Nhi cũng là một trong hai thí sinh có điểm số tốt nghiệp cao nhất toàn quốc, 39,5 (Văn 9,5 và Toán, Anh văn, Vật lý đều 10 điểm).

Trong ngôi nhà nhỏ, vợ chồng anh Thư không giấu hết sự xúc động khi nhắc đến tin vui của con. “Vợ chồng tôi đều là nông dân. Thời xưa, đói khổ níu chân nên không ai được học hành đến nơi đến chốn cả. Sinh ba cháu ra cũng chỉ mong chúng rành rọt mặt chữ, con số để không phải quanh năm sấp ngữa với ruộng đồng như mình. Vui nhất là các cháu đều tự giác học tập, năm nào cũng đưa giấy khen về khoe với bố mẹ”, anh Thư chia sẻ.

Lê Thị Yến Nhi là một trong hai thí sinh có điểm thi tốt nghiệp cao nhất toàn quốc
Khi Yến Nhi chào đời, vợ chồng anh Thư gọi em là “bé Bệc”. Theo lý giải của anh chị thì chọn cái tên xấu xấu, khó nghe một chút để mong con... dễ nuôi mà thôi. Trời không phụ lòng người, ba anh em Yến Nhi đều lớn lên, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Đặc biệt, từ nhỏ, Nhi đã nổi tiếng sáng dạ. Ở thôn, nhiều phụ huynh lấy “bé Bệc” để làm gương cho con cháu mình.

Cuối năm lớp 9, Yến Nhi và 4 nữ sinh khác trong thôn quyết định thi vào Trường Quốc học Huế. Và cả 5 cô học trò nghèo đến từ miền quê gió Lào, cát trắng Quảng Trị đều đỗ điểm cao vào Trường Quốc học Huế. Từ đó, Yến Nhi bắt đầu làm quen với cuộc sống xa nhà. Nhi kể: “Thời gian đầu, em khóc suốt. Do không được học chuyên Anh từ nhỏ như các bạn nên vào lớp em bị tụt lại phía sau, tủi thân vô cùng. Thêm vào đó, nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ, nhiều khi chỉ muốn xách ba lô lên và chạy ào về nhà mà thôi”. Thế nhưng, nghĩ đến ánh mắt đau đáu hi vọng của ba mẹ, Nhi không cho phép bỏ cuộc.

Cô học trò người Quảng Trị luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng gấp đôi trong học tập. Không giống bạn bè, Nhi tập trung học đều tất cả các môn. Em nghĩ bất cứ kiến thức gì ở sách giáo khoa cũng chính là hành trang bổ ích cho tương lai của mình. Đặc biệt, với môn Anh văn, Nhi tích cực luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Bỏ qua sự e dè, em bắt đầu làm quen với những người bạn ngoại quốc để nâng cao kỹ năng đàm thoại tiếng Anh.

Vượt qua mọi khó khăn về điều kiện học tập, sinh hoạt xa nhà, Nhi liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi với điểm số cao chót vót. Không những thế, em từng nhận được 4 suất học bổng của Vincom và học kỳ nào cũng giành được học bổng của trường. Thế nhưng, thực ra, chưa bao giờ Yến Nhi nghĩ mình có thể trở thành thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cô bé khẳng định, ở trường, rất nhiều bạn có thành tích học tập xuất sắc. Vì thế, với Nhi, danh hiệu vừa đạt được chính là nguồn động viên, thúc giục em cố gắng nhiều hơn. Được biết, trong kỳ thi đại học sắp tới, Yến Nhi đăng ký thi vào Trường Đại học Kinh tế và Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Em khẳng định, mình rất yêu thích ngành Quản trị sự kiện và lễ hội (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) nên đặt mục tiêu phải đỗ với điểm số cao nhất có thể.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là những năm gần đây, các thủ khoa đại học của tỉnh Quảng Trị đều tên Nhi. Đầu tiên phải kể đến Phan Thị Liên Nhi, thủ khoa Đại học Kinh tế Đà Nẵng, á khoa Đại học Y dược Huế. Tiếp đó, cô học trò Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Lê Phương Thảo Nhi đã trở thành thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh năm 2012. Trong kỳ thi sắp tới, chúng ta có quyền hi vọng niềm vui ấy sẽ được lặp lại với cô học trò có cái tên ngộ nghĩnh “bé Bệc” - Lê Thị Yến Nhi…

                                                                TD  Bài, ảnh: QUANG HIỆP (báo Quảng TRị)


Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

MỘT CÔNG TRÌNH MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG


Namcong thi công cáp dự ứng lực cho hệ dầm sàn của dự án Khách sạn Mường Thanh Quảng Trị Khách sạn Mường Thanh Quảng Trị là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao trong chuỗi hệ thống thuộc tập đoàn khách sạn Mường Thanh, tọa lạc trên tuyến đường trung tâm của Thành phố Đông Hà - mặt tiền đường Lê Duẩn Quốc Lộ 1A.
Dự án có quy mô gồm 17 tầng, với tổng diện tích sàn gần 33.000m, và hệ thống nhà hàng sang trọng, phòng họp, bể bơi, sân tennis, trung tâm hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp của Thành phố Đồng Hà.
Namcong bằng năng lực của mình, Namcong đã chứng minh được bài toán về kỹ thuật, kinh tế và những lợi ích mà công nghệ dự ứng lực mang lại, thuyết phục thành công chủ đầu tư là Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (tập đoàn Mường Thanh), thay đổi thiết kế ban đầu từ phương án Bê Tông Cốt Thép truyền thống, sang áp dụng công nghệ sàn dự ứng lực.
Đây cũng là dự án khách sạn có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Trị và đồng thời cũng là dự án đầu tiên sử dụng công nghệ sàn dự ứng lực tại Thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị từ trước đến nay.

Ngày 10/03/2014, Chủ đầu tư – Tập Đoàn Mường Thanh đã ký hợp đồng chính thức với Công ty CP Kỹ Thuật Nam Công để triển khai thiết kế và thi công dự án Khách sạn Mường Thanh Quảng Trị.
Đây cũng là một bước tiến nhảy vọt, khẳng định Namcong một lần nữa đã, đang và sẽ thể hiện được thương hiệu của mình không những tại Khu vực Miền Trung mà còn trên tất cả các vùng miền của đất nước.

@QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐẤT

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Lee Myung-bak

Lee Myung-bak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lee Myung-bak
Lee Myung-bak.png
Chức vụ
Nhiệm kỳ 25 tháng 2 năm 2008 – 25 tháng 2 năm 2013
Tiền nhiệm Roh Moo-hyun
Kế nhiệm Park Geun-hye
Thông tin chung
Đảng Đại Dân tộc
Sinh 19 tháng 12, 1941 (72 tuổi)
Hirano-ku, Osaka, Nhật Bản
Tôn giáo Trưởng Lão
Chữ ký Lee myungbak signature.png
Binh nghiệp
Lee Myung-bak
Hangul 이명박
Hanja (Hán tự) 李明博
Hán-Việt Lý Minh Bác
Romaja quốc ngữ I Myeongbak
McCune-Reischauer Yi Myŏng-Bak
Tiếng Anh Lee Myung-bak
Lee Myung-bak (tên chuyển sang kí tự Latin, phiên âm: /ˈliː ˈmjʊŋˌbæk/ hoặc nguyên gốc tiếng Triều Tiên: I Myeong-bak, phiên âm: [i.mjʌŋ.bak], Hán-Việt: Lý Minh Bác, ở Miền Bắc thường gọi là Li Miêng Pắc) (sinh ngày 19 tháng 12 năm 1941), là Tổng thống thứ 10 và đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng thống thứ 17 của Hàn Quốc. Ông từng làm thị trưởng thứ 32 Thành phố Seoul và hiện nay ông là đảng viên thuộc Đảng Đại Dân tộc.
Ông đắc cử tổng thống ngày 19 tháng 12 năm 2007 và nhậm chức tổng thống Hàn Quốc từ ngày 25 tháng 2 năm 2008. Cuộc đời cuả ông có thể xem như một kỳ tích: từ một chú bé nhặt rác trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp và rồi thành tổng thống với số phiếu ủng hộ cao nhất kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu tiến trình dân chủ hóa từ thập niên 1980 [1]. Ông cũng có bút danh là Il-Song (일송, 一松).

Thiếu thời và bối cảnh giáo dục

Lee chào đời tại Nakakawachi-gun, Osaka (hiện nay là Hirano-ku, thành phố Osaka), là một khu thường trú của đồng bào Hàn Quốc tại Nhật Bản. Họ tên Nhật Bản trên giấy khai sinh là Akihiro Tsukiyama (Nhật: 月山明博 Tsukiyama Akihiro?)[2] (âm Hán Việt: Nguyệt Sơn Minh Bác). Lúc bấy giờ Lee Cheung-u (이층우), cha Lee làm việc tại một trại chăn nuôi ở Nhật Bản. Chae Taewon (채태원), mẹ Lee là một người nội trợ và là một tín hữu chân thành Cơ Đốc giáo. Lee có 3 anh em trai và 3 chị em gái. Lee là con thứ năm trong gia đình. Năm 1945, sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến, gia đình Lee trở về quê nội, Pohang, Gyenongsangbuk-do, Hàn Quốc.[3] [4]
Tuy nhiên, không may mắn xảy ra, một đợt chiến tranh nữa là Chiến tranh Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên đã tấn công bất ngờ thâm nhập vào Nam Hàn. Do chiến tranh, cha Lee mất quê hương và gia đình Lee phải di chuyển và làm nơi cư trú ở trong đất đai một ngôi chùa đã được bỏ lại. Đặc biệt là gia đình Lee sống trong cảnh nghèo khổ. Trong trường học, Lee thậm chí không thể mơ ước được ăn trưa bình thường. Thời gian ấy hoàn toàn khác với khi gia đình sống ở Nhật, nơi mà cha Lee có thể gửi tiền nhà, thậm chí đưa học phí cho anh (em) họ tại Nhật Bản để học tập.[5]
Lee đã sớm học hiểu về giá trị lao động. Khi Lee tốt nghiệp tiểu học, lại làm tất cả mọi việc mình có thể làm được như nhặt rác, bán diêm quẹt, bán bánh gạo ở bên ngoài căn cứ quân đội, và có lúc Lee đã bị cảnh sát quân đội bắt vì bán bánh ngọt. Khi còn là học sinh trung học cơ sở, Lee làm việc chăm chỉ để kiếm sống [5]
Trong nhiều gia đình, trong những ngày cuộc sống khó khăn, học tập tại trường trung học là đặc quyền của số ít người được lựa chọn và những người khác phải hy sinh. Trong đại gia đình giống như gia đình của Lee, anh cả của Lee được coi là niềm hy vọng của gia đình. Điều đó có luôn nghĩa là anh chị em còn lại phải chấp nhận hy sinh cơ hội giáo dục đào tạo của họ cho việc hỗ trợ học tập của các anh trai và chị gái. Do đó Lee đã không hề suy nghĩ mình có thể đến trường theo học. Lee đã hỗ trợ mẹ bán bánh để kiếm tiền cho anh trai. Nhưng thầy của Lee khuyến khích Lee vào học lớp buổi tối, Trường Trung học Thương mại Dongji tại thành phố Pohang mà Lee có thể vừa làm việc ban ngày vừa học ban đêm với toàn bộ học bổng [6].
Sau 1 năm tốt nghiệp trung học, Lee thi đỗ vào Trường Đại học Korea. Năm 1964, khi Lee còn là sinh viên đại học năm thứ 3, Lee ra tranh cử và thắng cử chức vụ chủ tịch hội đồng sinh viên. Trong năm ấy, Lee tham gia một cuộc biểu tình chống Hội đàm Hàn-Nhật của tổng thống Park Jung-hee. Lee đã chịu danh tiếng phạm tội vì hành vi tổ chức âm mưu, và bị quyết án 5 năm treo và 3 năm tù do Tòa án Tối cao Hàn Quốc. Lee bị cầm tù trong ba tháng ở trại giam Seodaemun (서대문형무소) tại Seoul.[7]
Trong năm ấy, cuộc biểu tình do sinh viên chủ đạo đã đạt đến đỉnh điểm và ác cảm của quần chúng đối với ‘Hội đàm Seoul-Tokyo’, mà chủ trương bình thường hóa bang giao Hàn-Nhật, rất mãnh liệt [8].
Lee làm trưởng, dẫn 12,000 người tham gia biểu tình sinh viên tại Seoul vào tháng 6 năm 1964 và đã bị cầm tù theo án. Sau việc này, Lee được nhận danh hiệu ‘Thế đại thứ nhất của cuộc Biểu tình’ [5].
Lee kết hôn với bà Kim Yun-ok (sinh năm 1947), hai người có ba con gái và một con trai. Lee là một tín hữu Cơ Đốc và là một trưởng lão tại Nhà thờ Trưởng Lão Somang tại Seoul.

Quá trình công tác

Năm 1965, Lee bắt đầu làm việc ở Công ty Hyundai (lúc bấy giờ được gọi là Công ty Xây dựng Huyndai, một công ty quy mô vừa nhỏ), là một công ty được nhận giải thưởng về ký kết hợp đồng xây dựng đường cao tốc Pattani-Narathiwat tại Thái Lan. Dự án có tổng giá trị 5.2 triệu USD, là dự án xây dựng ở hải ngoại lần đầu tiên của Hàn Quốc. Mặc dù Lee là một nhân viên mới vào công ty nhưng được cử sang để phụ trách dự án tại Thái Lan. Dự án xây dựng đã hoàn tất thành công vào năm 1968, và Lee trở về Hàn Quốc thì được nhận giao nhiệm vụ quản lý nhà máy sản xuất máy móc thiết bị nặng thuộc công ty Hyundai tại Seoul [5].
Suốt trong 3 thập niên với Tập đoàn Hyundai, Lee có một biệt danh là “Xe ủi đất”. Như một lần, Lee tháo rời một chiếc xe ủi đất để nghiên cứu cơ cấu vận hành của nó và cố tìm nguyên nhân khiến nó hư hỏng.
Lee trở thành giám đốc điều hành của công ty khi ông 29 tuổi (chỉ sau 5 năm từ khi Lee vào công ty) và chủ tịch hội đồng quản trị công ty khi ông 35 tuổi. Do đó, Lee trở thành một chủ tịch trẻ nhất ở Hàn Quốc cho đến bấy giờ. Năm 1988, Lee (47 tuổi) đã nắm giữ vị trí chủ tịch Công ty Xây dựng Hyundai [5].
Ngay sau khi hoàn thành xây dựng đường cao tốc Pattani-Narathiwat của Công ty Xây dựng Hyundai, ngành xây dựng Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào những hạng mục khai thác mới ở các nước như: Việt Nam, Trung Đông, v.v...
Theo xu hướng giảm nhu cầu xây dựng tại Việt Nam trong những năm 1960, Công ty Xây dựng Hyundai chuyển hướng quan tâm đến Trung Đông, và mang đến thành tích thành công đầu tiên trong các dự án quốc tế chủ yếu như: Arab Sửa chữa & Đóng tàu, khách sạn Diplomat tại Bahrain và Dự án Cảng Công nghiệp Jubail, nổi tiếng là ‘Lịch sử vĩ đại trong thế kỳ 20’ tại Ả Rập Saudi.
Lúc bấy giờ, tổng nhu cầu do các công ty xây dựng của Hàn Quốc đạt hơn 10 tỷ USD, và điều đó đã đóng góp lớn cho tình hình khủng hoảng kinh tế nhà nước cũng như khủng hoảng xăng dầu lúc bấy giờ.
Khi Lee bắt đầu làm việc cho Huyndai vào năm 1965, công ty hoạt động với qui mô 90 nhân viên, nhưng khi Lee rời công ty 27 năm sau, số nhân viên lên đến 160.000 người [9].
Lee đóng một vài trò lớn trong tiến trình bình thường hóa bang giao quan hệ Hàn Quốc với Liên Xô. Lee còn xây dựng các mối quan hệ với những nhà lãnh đạo nước ngoài như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, thủ tướng Campuchia Hun Sen[10], cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và cựu lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev.[cần dẫn nguồn]
Sau khi rời khỏi công việc cộng tác với Hyundai vào cuối năm thứ 27, Lee quyết định tham gia chính trường.

Kinh nghiệm chính trị ban đầu

Năm 1992, Lee đã trải qua giai đoạn quá độ từ kinh doanh sang chính trị. Lee được bầu cử thành ủy viên Quốc hội lần thứ 14 của Hàn Quốc. Sau khi Lee làm ủy viên Quốc hội lần thứ 2 vào năm 1996 tại Seoul, Lee đã sử dụng nhiều chi phí trong quá trình hoạt động tuyên truyền tranh cử. Lee từ chức vào năm 1998 sau khi bị phát hiện số tiền 7 triệu won (HQ) trái phép với Luật Tranh cử [11].
Năm 2002, Lee đắc cử thị trưởng Seoul. Nhưng ông bị phạt do khởi phát cuộc vận động tranh cử sớm hơn quy định. Trong thời gian nhiệm kỳ, Lee đóng góp cho việc phục hồi dòng suối Cheonggyecheon, một thủy lộ trải qua Seoul.

Thị trưởng Seoul


Phong cảnh Cheonggyecheon vào ban đêm
Sự đóng góp lớn nhất trong nhiệm kỳ thị trưởng Seoul của Lee là việc gỡ bỏ xa lộ trên cao cắt ngang khu trung tâm Seoul và xây dựng dòng suối Cheonggyecheon, nơi nghỉ ngơi công cộng có giá trị hàng triệu USD.
Thành tích chủ yếu của Lee trong nhiệm kỳ thị trưởng có thể nói chính là công tác phục hồi dòng suối Cheonggyecheon. Với những nỗ lực không ngừng của ông, hiện nay dòng suối này đang chảy qua trái tim của thủ đô Seoul và biến Seoul thành một nơi nghỉ ngơi công cộng hiện đại, đồng thời là một tài sản cho hệ thống sinh thái.
Không chỉ riêng mình nhân dân thủ đô Seoul mới tỏ lòng ngưỡng mộ Lee. Năm 2006, Asian Times đăng bài “Seoul, một thời từng được ví như một tượng trưng của một khối bê tông, đã thành công trong việc thay đổi bộ mặt của mình trong một dòng suối xanh và nay nó đang nhắc nhở nhân dân các nước khác trong khu vực châu Á về tình yêu đối với môi trường”, kèm theo bức ảnh Lee đang nhúng chân vào nước suối Cheonggyecheon. Hơn nữa, vào tháng 10 năm 2007, cùng với Nguyên Phó Tổng thống Mỹ Albert Arnorld Gore Jr, Tổng thống Lee đã được Tạp chí Times bầu chọn là “Người anh hùng của Môi trường”.[6]
Một dự án khác cũng đầy tham vọng là rừng Seoul. Đây chính là câu trả lời của Seoul đáp lại Công viên Trung tâm(Central Park) của New York hoặc Công viên Hyde của Luân Đôn. Rừng Seoul cung cấp cho dân cư Seoul một không gian xanh rộng lớn với 400,000 cây và 100 loại động vật khác nhau, trong đó bao gồm cả hươu và nai. Chỉ sau một năm thi công, công viên này đã khai trương vào tháng 6 năm 2005.[5]
Và khu vực nằm ngay trước Toà thị chính Thành phố Seoul chỉ là một quỹ đạo giao thông bằng bê tông. Tuy nhiên, World Cup năm 2002 đã cho thấy hữu ích của khu vưc này như thế nào khi sử dụng nó như một không gian văn hoá với cái tên Quảng trường Seoul (Seoul Plaza). Vào tháng 5 năm 2004, người ta đã cắt băng khánh thành một công viên mới trong khu vực này, đó là một bãi cỏ nơi người dân Seoul có thế đến để giải trí hoặc tổ chức các buổi trình diễn văn hoá. [5]

Tranh cử Tổng thống


Lee Myung-bak năm 2005
Ngày 10 tháng 5 năm 2007, Lee chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống với tư cách là ứng cử viên của Đảng Đại Dân tộc. Ngày 20 tháng 8 năm 2007, Lee đánh bại Park Geun-hye, cũng là một ứng cử viên của Đảng Đại Dân tộc, trong cuộc bầu cử sơ bộ để giành sự đề cử của đảng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2007. Trong thời gian này, Lee bị cáo buộc thủ lợi nhờ đầu cơ bất động sản trong khu Dogok, một quận có giá đất cao tại Seoul.[12]
Vào tháng 8 năm 2007, cơ quan công tố phát biểu trong một thông cáo không chính thức rằng: “Chúng tôi đang nghi ngờ yêu cầu của anh trai của Lee về đất trong khu Dogok nhưng không xác minh được chủ sở hữu thực sự của tài sản”.[7]
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2007, cơ quan công tố đã chính thức loại bỏ nghi ngờ rằng lô đất tại khu Dogok được sở hữu bằng tên vay mượn và thông báo: “Chúng tôi đã thực hiện tất cả các cuộc điều tra cần thiết bao gồm cả việc rà soát các vụ mua bán, xem xét lịch sử của nó, và kết thúc vụ kiện tại đây”.[8]
Vào tháng 12 năm 2007, vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, Lee tuyên bố ông sẽ trao tặng tài sản của mình cho xã hội.[13]
Chương trình vận động tranh cử của Lee trình bày “747 đề án” nhằm vào các mục tiêu: tăng trưởng GDP hằng năm 7%, 40.000 USD/ người, và biến Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Một trong những tuyên bố quan trọng Lee đã đưa ra là đề án Kênh Đào trên bán đảo Triều Tiên (한반도 대운하) chạy từ thành phố Busan đến Seoul mà ông tin tưởng rằng đây sẽ là con đường để dẫn tới sự phục hồi nền kinh tế. Các đối thủ của ông cho rằng đề án này là không thực tế và cần tính đến những khoản chi phí khổng lồ, trong khi những người khác tập trung vào khả năng chúng sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho môi trường.
Đưa ra những chỉ dấu cho thấy một lập trường khác với trước đây về Bắc Triều Tiên, Lee công bố một kế hoạch “toàn diện” với Bắc Triều Tiên thông qua các phương pháp đầu tư. Ông hứa thành lập với Bắc Triều Tiên một ủy ban tư vấn nhằm phát triển các mối quan hệ kinh tế. Ủy ban này có các tiểu ban về kinh tế, giáo dục, tài chính, cơ sở hạ tầng và phúc lợi với ngân quỹ lên đến 40 tỉ USD. Lee cũng vận động cho thỏa ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Triều Tiên nhằm cung ứng bộ khung pháp lý cho các đề án được hình thành từ các cuộc thương thảo. Lee cũng đã kêu gọi việc thành lập các tổ chức viện trợ tại Bắc Triều Tiên như một cách để tách riêng viện trợ nhân đạo khỏi các buổi hội đàm về hạt nhân [14].
Tinh thần chính sách đối ngoại của Lee được gọi là chủ nghĩa MB,[15] có thể giải thích là: thúc đẩy quan hệ “toàn diện” với Bắc Triều Tiên và tăng cường mối quan hệ hợp tác Hàn - Mỹ.

Tổng thống


Lee đang bắt tay tổng thống George W. Bush trong chuyến thăm Camp David, Maryland, tại Mỹ vào ngày 18 tháng 4 năm 2008
Ngày 19 tháng 12 năm 2007 ông đắc cử với tỷ số 48,7% lá phiếu, vượt hai đối thủ Jeong Dong-yeong (26%) và I Hoe-chang (15%) [16]. Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri đi bầu lần này lại thấp nhất trong lịch sử các kỳ bầu cử tại Hàn Quốc, và với số ứng cử viên đông nhất (106 người tranh cử tổng thống kỳ này).[17] Ông nhậm chức vào ngày 25 tháng 2 năm 2008 cùng với cam kết về chấn hưng kinh tế, tăng cường mối quan hệ với Mỹ và thỏa thuận với Bắc Triều Tiên.[18]
Ông được xem là tổng thống Hàn Quốc được bầu đầu tiên có hiểu biết rộng về kinh doanh, từ một chú bé nhặt rác trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau [19]. Về mặt chính trị ông có khuynh hướng bảo thủ, chủ trương đường lối cứng rắn hơn với Bắc Hàn, khôi phục quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ và đề cao kinh tế thị trường tự do.
Đăc biệt, Lee khẳng định rằng ông sẽ thúc đẩy vận động “Ngoại giao toàn cầu” và tìm kiếm phương thức hợp tác giao lưu tốt đẹp hơn với các nước làng giếng như: Nhật Bản, Trung Quốc, và Nga. Hơn nữa, Lee đảm bảo về việc tăng cường hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời thi hành những chính sách cứng rắn hơn liên quan đến Bắc Triều Tiên, là những sáng kiến được thúc đẩy như Chủ nghĩa MB. Chủ trương của Lee là muốn khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ thông qua tầm quan trọng lớn hơn về giải pháp thị trường tự do.[20][21]
Sau 2 tháng từ khi Lee nhậm chức, tỷ lệ ủng hộ ông dừng lại ở 28%,[22] và vào tháng 6 năm 2008 giảm xuống còn 17%.[23] Tổng thống Bush và Tổng thống Lee đã thảo luận về việc thông qua Hiệp định Thương mại tự do Hàn - Mỹ (KORUS FTA), việc đang phải đối mặt với sự chống đối từ phía các nhà lập pháp của cả hai nước. Trong khi những thoả thuận của Lee trong cuộc họp cấp cao nhằm bãi bỏ một phần lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ có thể sẽ loại bỏ bớt những vật cản trong quá trình phát triển KORUS FTA tại Mỹ[24] thì người dân Hàn Quốc lại đang tỏ ra hết sức phẫn nộ đối với việc mở cửa cho phép nhập khẩu thịt bò Mỹ.[25]
Chính phủ Hàn Quốc mới phát đi tuyên bố cảnh báo những phần tử phản đối quá khích sẽ bị xử phạt và các biện pháp sẽ được tiến hành nhằm ngăn chặn sự xung đột giữa cảnh sát và những người biểu tình. Và kết quả thăm dò dư luận của Thời báo Chosun đã khẳng định phần lớn người dân Hàn Quốc mong muốn chấm dứt các cuộc biểu tình đường phố nhằm phản đối nhập khẩu thịt bò Mỹ.[26]
Cuộc biểu tình đã kéo dài trong suốt hơn 2 tháng và mục đích ban đầu của cuộc biểu tình thắp nến là phản đối việc nhập khẩu thịt bò Mỹ cũng đã bị thay thế bằng những mục đích khác, ví dụ như sự phản đối của những người biểu tình chống bạo lực. Thiệt hại gây ra cho các đơn vị kinh doanh xung quanh khu vực biểu tình là rất lớn và thiệt hại xã hội tối thiểu cũng đã lên đến con số là 3.751.300.000.000 won.[9]
Do chính phủ đã trở lại ổn định hơn nên tỷ lệ ủng hộ chính quyền của Lee cũng đã đạt 32,8% với tốc độ tăng lên rất nhanh. Từ khi việc nhập khẩu thịt bò Mỹ được cho phép trở lại, càng ngày càng có thêm nhiều người dân Hàn Quốc bắt đầu mua thịt bò và hiện nay đang chiếm thị trường lớn thứ 2 tại Hàn Quốc, đứng sau thịt bò Úc.[10][11]
Lee đang bắt đầu giành lại sức mạnh kinh tế của ông. Đề án tư nhân hóa các kinh doanh mặc dù hiện đại nhất nhưng trước hết là cần rất nhiều cải cách.

Chính sách Quốc gia

Chính sách Giáo dục-Đào tạo

Nhằm giới thiệu hệ thống giáo dục thích hợp, chính quyền ông Lee đã thành lập Quỹ học bổng Nhà nước mà cung cấp dịch vụ cho vay và tư vấn cho vay đối với sinh viên. Hơn nữa, hiện nay chính phủ đang khuyến khích “chiến dịch thu trước – trả sau (Income contingency pay-later scheme)” để giúp các sinh viên gặp khó khăn nộp học phí.[12]
Tuy nhiên, chính phủ đã chỉ định 82 trường trung học phổ thông tốt ở khu vực nông thôn trở thành trường bán trú và cung cấp ngân quỹ tổng số 317 tỷ, trung bình 3,8 tỷ một trường.[13]
Chính quyền Lee Myung-bak có kế hoạch sử dụng lực lượng thanh niên Hàn Kiều ở Mỹ trong xúc tiến việc dạy tiếng Anh ngoài giờ trong các trường công lập ở khu vực thành thị với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. [14]

Chính sách Kinh tế

MBnomics là một thuật ngữ thích hợp với chính sách kinh tế vi mô của Lee.[27] Thuật ngữ “MBnomics”này được hình thành từ tên của tổng thống Lee (Myung-bak: MB) ghép với một phần từ -Nomics của Kinh tế (Economics).
Kang Man-soo, Bộ trưởng Quy hoạch-Tài chính, được tán thành với việc sáng tạo và thiết kế MBnomics.[28]
Tâm điểm cho việc mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của ông Lee là đề án “Hàn Quốc 7.4.7”. Đề án này được lấy tên từ các mục tiêu như: tăng trưởng kinh tế đạt 7% trong thời gian nhiệm kỳ của ông, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc hằng năm đạt 40.000 USD/người, và biến Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới. Theo ông Lee, chính phủ của ông được trao nhiệm vụ tạo ra một Hàn Quốc mới, nơi mà “nhân dân sung túc, xã hội thân thiện và quốc gia vững mạnh". Để làm được điều này, tổng thống có kế hoạch thực hiện theo một chiến lược thực dụng, thân thiết với thị trường, đó là Kinh tế Thị trường Thông minh, Chủ nghĩa Kinh nghiệm Thực dụng, Chủ nghĩa Dân chủ Tích cực.[5]
Hiện tại ông Lee mong muốn thúc đẩy tăng thấp mức độ cacbon trong thập niên tới. Chính phủ hy vọng sẽ làm một cầu nối giữa nước giàu và nghèo đang đấu tranh đối với hiện tượng khí hậu ấm lên trên thế giới trong giai đoạn đến năm 2020 về phóng xạ nhà kính. Hiện tại, ông Lee muốn trong những thập kỷ tới chuyển sang phát triển hàm lượng các bon thấp. Chính phủ hy vọng trở thành cầu nối giữa các nước giàu và nghhèo trong công cuộc chống lại sự đe dọa toàn cầu bằng cách tự đặt ra mục tiêu đến 2020 cho hiệu ứng khí nhà kính.[29]
Liên quan đến khủng hoảng tài chính của Mỹ gần đây, tổng thống Lee nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác bền vững giữa chính trị và kinh doanh. Ông Lee cũng đề nghị tổ chức một hội nghị 3 bên gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nhằm mục đích phối hợp các lực lượng cảnh sát để đối phó với khủng hoảng tài chính.[15]

Chính sách đối ngoại

Mục đích đối ngoại của chính phủ hiện thời có thể được tóm tắt trong việc phục hồi lại bốn sức mạnh ngoại giao nhấn mạnh vào hạn chế sức mạnh huỷ diệt của vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều tiên. Để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều tiên, rất cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong đàm phán sáu bên.
Sự phát triển của liên minh Hàn - Mỹ dựa trên giá trị chung và lợi ích lẫn nhau là điều cốt yếu vì nó cho phép Hàn Quốc có được biện pháp đối phó và ảnh hưởng đối với các vấn đề như tình hình Bắc Triều tiên và Đông Bắc Á

Chính sách đối ngoại đối với CHDCND Triều Tiên

Mục đích tối thượng của chính quyền liên quan đến quan hệ liên triều dựa trên kế hoạch "phi hạt nhân, cởi mở, 3000" đòi hỏi sự nhân nhượng lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai nước để đạt được nền kinh tế hiện đại và mang lại hạnh phúc cho nhân dân sống trên bán đảo triều tiên.
Tình hình liên triều hiện nay đang dần tiến tới giai đoạn quá độ quy mô lớn. Dù sao chính quyền đã chỉ rõ rằng sẽ theo đuổi một chính sách hữu ích hơn nữa mà cuối cùng là sẽ góp phần vào việc thống nhất trong hòa bình, ngay sau khi Bắc Triều tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân và chấp nhận tiếp cận mở cửa hơn nữa.

Tóm tắt Tiểu sử

Năm (testing) Nội dung
1941 Sinh tại Osaka, Nhật Bản
1945 Hồi hương Hàn Quốc cùng gia đình
1965 Tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Korea tại Hàn Quốc. Vào làm việc ở Công ty Xây dựng Hyundai
1970 Làm giám đốc của Công ty Xây dựng Hyundai
1977~1992 Làm chủ tịch hội đồng quản trị của 10 công ty liên kết bao gồm cả Công ty Xây dựng Hyundai
1992 Rời khỏi Tập đoàn Hyundai
1992~1996 Làm ủy viên Quốc hội lần thứ 14 của Hàn Quốc
1996~1998 Làm ủy viên Quốc hội lần thứ 15 của Hàn Quốc
2002~2006 Làm thị trưởng Thành phố Seoul
2007 Được bầu làm tổng thống lần thứ 17 của Hàn Quốc
2008 Làm Lễ nhậm chức tổng thống lần thứ 17 của Hàn Quốc
Thông tin cá nhân
Ông kết hôn với phu nhân Kim Yoon-ok và có 4 đứa con: 3 con gái và 1 con trai.