Tùng Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Tùng Dương (định hướng).
Tùng Dương | |
---|---|
Tùng Dương tại Paris năm 2010 |
|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Nguyễn Tùng Dương |
Nghệ danh | Tùng Dương |
Sinh | 18 tháng 9, 1983 Bắc Ninh,[1] Việt Nam |
Nguyên quán | Quảng Trị |
Nghề nghiệp | Ca sĩ |
Thể loại | Pop, jazz, Acoustic, New Age, electronic, nhạc trẻ, dân gian đương đại, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc tiền chiến |
Nhạc cụ | Giọng hát |
Năm | 2004-nay |
Hãng đĩa | Ca sĩ độc lập |
Hợp tác | Lê Minh Sơn, Ngọc Đại, Đỗ Bảo, Nguyễn Công Phương Nam, Quốc Trung, Khánh Linh, Thanh Lam |
Tùng Dương được biết đến như là một nghệ sĩ tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới, như electronic và New Age. Mặt khác, anh cũng chịu sự chỉ trích từ một bộ phận công chúng vì phong cách biểu diễn và trang phục khác thường. Tùng Dương thể hiện nhiều thể loại khác nhau, trong đó có pop, jazz, dân gian đương đại, New Age, electronic, world music và cả những sáng tác nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến và tình khúc 1954-1975.
Mục lục
Tiểu sử
Tuổi thơ
Tùng Dương là người gốc Quảng Trị, sinh vào ngày 18 tháng 9 năm 1983 tại quê ngoại Bắc Ninh.[1][2] Anh là con một trong gia đình, bố là doanh nhân, mẹ từng mở cửa hàng trang điểm, chụp ảnh - nên về sau trở thành người thiết kế trang phục cho Tùng Dương.[2] Dù bố mẹ anh không theo nghề hát, nhưng từ nhỏ Tùng Dương đã được tiếp xúc với âm nhạc, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ ông trẻ là cố nhạc sĩ Trần Hoàn.[3] Ngoài ra, nhà thơ Phạm Hổ và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là em trai của bà nội anh.[3] Năm Tùng Dương học lớp ba, bố mẹ anh đi Nga làm ăn, để lại Tùng Dương cho hai bác ruột nuôi nấng. Ở Nga, bố mẹ anh thường tìm gửi những đĩa nhạc mới về cho con trai. Anh tiếp xúc với nhạc jazz từ lúc còn rất nhỏ tuổi, điều đó giúp góp phần định hình phong cách của anh sau này.[3]Năm 1995, Tùng Dương đoạt giải thưởng đầu tiên, Huy chương bạc Giọng hát hay Phát thanh Truyền hình Toàn quốc năm 1995.[4] Ngay sau đó, năm 12 tuổi, anh được cử sang Nga với tư cách là thành viên (nhỏ tuổi nhất) của Đoàn Ca múa nhạc Việt Nam đi biểu diễn tại Moskva.[5]
Năm 1999, anh thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam),[6] dưới sự dẫn dắt của NSND Quang Thọ.[7] Tùng Dương tiếp tục đoạt những giải thưởng cao, như giải ba cuộc thi Giọng hát trẻ Hà Nội vào năm 1999, giải ba cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2001 và giải nhất năm 2003.[6][7][8] Anh tốt nghiệp hệ đại học của Học viện năm 2007.[6]
2004-2006: Sao Mai điểm hẹn và Chạy trốn
Năm 2004, Tùng Dương tham dự cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm đầu tiên, và trở thành một trong 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết với mã số 04.[9] Trong cuộc thi, anh chủ yếu biểu diễn các ca khúc của nhạc sĩ Lê Minh Sơn với phong cách dân gian đương đại. Vòng đầu tiên của chung kết, anh là thí sinh nhận được bình chọn nhiều nhất của khán giả và tiếp tục lọt vào vòng 2.[10] Anh cũng là thí sinh nhận được nhiều lời khen tặng nhất từ phía Hội đồng Nghệ thuật, trong đó nhạc sĩ Tuấn Khanh đã nhận xét: "Nền nhạc trẻ Việt Nam hiện đại rất tự hào khi có sự góp mặt của em."[11] Tuy nhiên, đến đêm chung kết, anh lại mất vị trí dẫn đầu do khán giả bình chọn về tay Kasim Hoàng Vũ và trở thành thí sinh được bình chọn thứ hai với 25% phiếu bầu.[9] Dù vậy, anh lại giành được 2 trong 3 giải quan trọng nhất: Giải Ca sĩ được độc giả báo Vietnamnet bình chọn nhiều nhất, và đặc biệt, giải thưởng do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn,[9][12] nhận được phần thưởng là một khóa đào tạo ngắn hạn về nghệ thuật trình diễn tại nước ngoài.[13]-
-
-
-
- Những ca khúc Tùng Dương thể hiện tại Sao Mai điểm hẹn 2004
-
-
-
Đêm thi | Ngày | Bài hát | Tác giả | Nguồn |
---|---|---|---|---|
Đầu tiên | 10 tháng 7 năm 2004 | Ôi quê tôi | Lê Minh Sơn | [14] |
Pop | 17 tháng 7 năm 2004 | Đến bên em dịu dàng | [15] | |
Rock | 24 tháng 7 năm 2004 | Lửa mắt em | [16] | |
Hip hop - R&B - Dance | 31 tháng 7 năm 2004 | Hồng môi | [17] | |
Đêm đầu tiên vòng 2 | 15 tháng 8 năm 2004 | Trăng khát | [18] | |
Đêm thứ hai vòng 2 | 22 tháng 8 năm 2004 | Guitar cho ta Trăng khuyết |
[19] | |
Đêm thứ ba vòng 2 | 29 tháng 8 năm 2004 | Quê nhà Yêu |
Trần Tiến Lê Minh Sơn |
[20] |
Đêm chung kết | 12 tháng 9 năm 2004 | Ôi quê tôi Đen và trắng |
Lê Minh Sơn Trần Tiến |
[12] |
Sau Lê Minh Sơn, Tùng Dương tham gia dự án "Nhật thực 2" của nhạc sĩ Ngọc Đại với những chương trình biểu diễn tại Hải Phòng (tháng 10)[25] và thành phố Hồ Chí Minh (tháng 11).[26] Đồng thời, album Nhật thực 2, gồm 7 ca khúc của Ngọc Đại do anh và Khánh Linh thể hiện được ra mắt vào cuối tháng 12. Album này với giá bán 6000 đồng, đã đạt được kỷ lục về tiêu thụ trong vài năm gần đấy với 50.000 đĩa nhạc được in ra.[27] Cuối tháng 11, Tùng Dương tham gia Festival nhạc Jazz Châu Âu với tư cách ca sĩ Việt Nam duy nhất tham dự. Anh biểu diễn vào đêm ngày 30 tháng 11 tại rạp Công Nhân (Hà Nội), trong chương trình Đêm Việt Nam, với phần trình diễn có tên gọi "Tùng Dương 3+", gồm những sáng tác của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại, và hai ca khúc của nhạc sĩ Trần Minh, "Trở về làng gốm" và "Cơn mưa bất chợt".[28][29][30] Những hoạt động của anh trong năm 2004 đã giúp anh nhận được giải Ca sĩ của năm, thuộc giải Tiền Cống Hiến do báo Thể thao & Văn hóa tổ chức (mở đầu của Giải Cống Hiến về sau).[31][32]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét