Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Người QT: Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hoàng Phủ Ngọc Tường
 
 
Sinh 09 tháng 9, 1937
Công việc Nhà văn
Quốc gia Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Học vấn Cử nhân
Bằng cấp Đại học Sư phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Huế
Giải thưởng nổi bật Giải thưởng Hồ Chí Minh
Vợ/chồng Lâm Thị Mỹ Dạ
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.

Tiểu sử sơ lược

Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:
-Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
-Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.
-Năm 1960-1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.
-Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
-Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.[1]
Hiện nay (2012), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh[2].

Giải thưởng

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980.
- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008.
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.[3].

Tác phẩm

Thể loại bút ký:
  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
  • Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
  • Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
  • Hoa trái quanh tôi (1995)
  • Huế - di tích và con người (1995)
  • Ngọn núi ảo ảnh (2000)
  • Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
  • Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
  • Miền cỏ thơm (2007)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nxb Hội nhà văn, 2010
Thể loại thơ:
  • Những dấu chân qua thành phố (1976)
  • Người hái phù dung (1992)
Thể loại nhàn đàm:
  • Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)
Tuyển tập:
  • Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập, Nxb Trẻ, 2002

Nghiệp văn chương

Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa[4].
Trích thêm ý kiến của người trong giới:
Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa"[5].
Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là "người ham chơi". Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...[6]
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được...[7]
  • Nhà thơ Ngô Minh:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm "triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm"... Đó là một nhận xét xác đáng[8].
  • Trên Website vnexpress:
Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung. [9].

Trích sáng tác

Có một buổi chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng
Đường dài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như một cơn mưa.
...
Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
Cho tôi chiếc hôn nồng cháy
Nỗi đau bắt đầu từ đấy
Ngọt ngào như trái nho tươi.
Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
Nửa vành mi cong hờn dỗi
Em xõa muộn sầu trên gối
Rối bời như mớ tơ xanh.
Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
Em có lời thề dâng hiến
Cho anh trọn một đời người.
Có buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là cái bóng
Hoa tàn một mình em không hay.
(trích Dạ Khúc) [10]
Và một đoạn bút ký:
...Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.
Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.
Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi".
Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)...
Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng.
Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân!...[11]

Gia đình

Người QT: Chế Lan Viên

Chế Lan Viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chế Lan Viên
Sinh 20 tháng 10, 1920
Quảng Trị
Mất 19 tháng 6, 1989 (68 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Công việc Nhà thơ, nhà văn
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam.

Mục lục

Cuộc đời văn nghiệp

Quách Tấn, Nguyễn Đình, Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[1].
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Quan điểm và phong cách sáng tác

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"[2], thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn [3] với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"[4], và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống"[5].
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Các bút danh

Ngoài bút danh Chế Lan Viên ( được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghềNói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói KiềuLý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).

Tác phẩm chính

Thơ

  • Xuân Chế Lan Viên
  • Điêu tàn (1937)
  • Gửi các anh (1954)
  • Ánh sáng và phù sa (1960)
  • Hoa ngày thường (1967)
  • Chim báo bão (1967)
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973)
  • Ngày vĩ đại (1976)
  • Hoa trước lăng Người (1976)
  • Dải đất vùng trời (1976)
  • Hái theo mùa (1977)
  • Hoa trên đá (1984)
  • Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
  • Ta gửi cho mình (1986)
  • Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
  • Tuyển tập thơ chọn lọc

Văn

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)

Tiểu luận phê bình

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)

Chú thích

  • ^ Có tài liệu ghi ông sinh ngày 14 tháng 1 năm 1920.
  • ^ Thực ra trong thời gian 1945-1950 Đảng Cộng sản Việt Nam không hoạt động công khai mà tuyên bố tự giải tán, chỉ có một bộ phận "công khai" mang tên Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • ^ Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Long, Trần Hữu Tá, Văn học 12, nhà xuất bản Giáo dục, 2007, trang 119
  • ^ Sđd, trang 119
  • ^ Sđd, trang 119
  • ^ Sđd, trang 119

Nhận xét

  • "'Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống."[cần dẫn nguồn]
  • "Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung."[cần dẫn nguồn]

Người QT: Tùng Dương (Tung Duong singer)

Tùng Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tùng Dương

Tùng Dương tại Paris năm 2010
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Nguyễn Tùng Dương
Nghệ danh Tùng Dương
Sinh 18 tháng 9, 1983 (29 tuổi)
Bắc Ninh,[1] Việt Nam
Nguyên quán Quảng Trị
Nghề nghiệp Ca sĩ
Thể loại Pop, jazz, Acoustic,
New Age, electronic,
nhạc trẻ,
dân gian đương đại,
nhạc đỏ,
tình khúc 1954-1975,
nhạc tiền chiến
Nhạc cụ Giọng hát
Năm 2004-nay
Hãng đĩa Ca sĩ độc lập
Hợp tác Lê Minh Sơn,
Ngọc Đại, Đỗ Bảo,
Nguyễn Công Phương Nam,
Quốc Trung, Khánh Linh,
Thanh Lam
Tùng Dương, tên thật Nguyễn Tùng Dương, (sinh 18 tháng 9 năm 1983 tại Bắc Ninh)[1] là một ca sĩ Việt Nam. Anh được biết đến từ cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2004, trong đó anh đã giành chiến thắng với giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn. Những ca khúc mà anh thể hiện trong cuộc thi, phần lớn là các sáng tác mang phong cách dân gian đương đại của Lê Minh Sơn, đã được anh đưa vào album đầu tay mang tên Chạy trốn (2004). Sau khi tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn, Tùng Dương có những thử nghiệm với sáng tác của các nhạc sĩ khác như Ngọc Đại, Như Huy, Giáng Son, Lưu Hà An..., và tham gia hai chương trình Vọng Nguyệt của nhạc sĩ Quốc Trung cùng Gió bình minh của Đỗ Bảo. Tiếp tục cộng tác với Đỗ Bảo, Tùng Dương cho ra mắt album thứ hai, Những ô màu khối lập phương (2007), album với nền hòa âm New Age đã giành chiến thắng ở hạng mục Album của năm trong Giải Cống Hiến 2007. Album thứ ba của Tùng Dương theo phong cách âm nhạc điện tử trên nền nhạc giao hưởng, Li ti (2010), được thực hiện với sự cộng tác của nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam và ê-kíp ở Đức, đã giúp anh nhận hai giải Ca sĩ của nămAlbum của năm ở Giải Cống Hiến 2010. Anh còn giành được thành công ở chương trình Bài hát Việt với những ca khúc chiếm thứ hạng cao do anh biểu diễn, đặc biệt hai ca khúc quán quân năm 2007 ("Con cò") và 2009 ("Đồng hồ treo tường"). Những chương trình biểu diễn chung gần đây của anh với Thanh Lam, Lê Cát Trọng LýNguyên Lê cũng giành được sự chú ý của báo giới và công chúng.
Tùng Dương được biết đến như là một nghệ sĩ tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới, như electronic và New Age. Mặt khác, anh cũng chịu sự chỉ trích từ một bộ phận công chúng vì phong cách biểu diễn và trang phục khác thường. Tùng Dương thể hiện nhiều thể loại khác nhau, trong đó có pop, jazz, dân gian đương đại, New Age, electronic, world music và cả những sáng tác nhạc cách mạng, nhạc tiền chiếntình khúc 1954-1975.

Tiểu sử

Tuổi thơ

Tùng Dương là người gốc Quảng Trị, sinh vào ngày 18 tháng 9 năm 1983 tại quê ngoại Bắc Ninh.[1][2] Anh là con một trong gia đình, bố là doanh nhân, mẹ từng mở cửa hàng trang điểm, chụp ảnh - nên về sau trở thành người thiết kế trang phục cho Tùng Dương.[2] Dù bố mẹ anh không theo nghề hát, nhưng từ nhỏ Tùng Dương đã được tiếp xúc với âm nhạc, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ ông trẻ là cố nhạc sĩ Trần Hoàn.[3] Ngoài ra, nhà thơ Phạm Hổ và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là em trai của bà nội anh.[3] Năm Tùng Dương học lớp ba, bố mẹ anh đi Nga làm ăn, để lại Tùng Dương cho hai bác ruột nuôi nấng. Ở Nga, bố mẹ anh thường tìm gửi những đĩa nhạc mới về cho con trai. Anh tiếp xúc với nhạc jazz từ lúc còn rất nhỏ tuổi, điều đó giúp góp phần định hình phong cách của anh sau này.[3]
Năm 1995, Tùng Dương đoạt giải thưởng đầu tiên, Huy chương bạc Giọng hát hay Phát thanh Truyền hình Toàn quốc năm 1995.[4] Ngay sau đó, năm 12 tuổi, anh được cử sang Nga với tư cách là thành viên (nhỏ tuổi nhất) của Đoàn Ca múa nhạc Việt Nam đi biểu diễn tại Moskva.[5]
Năm 1999, anh thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam),[6] dưới sự dẫn dắt của NSND Quang Thọ.[7] Tùng Dương tiếp tục đoạt những giải thưởng cao, như giải ba cuộc thi Giọng hát trẻ Hà Nội vào năm 1999, giải ba cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2001 và giải nhất năm 2003.[6][7][8] Anh tốt nghiệp hệ đại học của Học viện năm 2007.[6]

2004-2006: Sao Mai điểm hẹn và Chạy trốn

Năm 2004, Tùng Dương tham dự cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm đầu tiên, và trở thành một trong 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết với mã số 04.[9] Trong cuộc thi, anh chủ yếu biểu diễn các ca khúc của nhạc sĩ Lê Minh Sơn với phong cách dân gian đương đại. Vòng đầu tiên của chung kết, anh là thí sinh nhận được bình chọn nhiều nhất của khán giả và tiếp tục lọt vào vòng 2.[10] Anh cũng là thí sinh nhận được nhiều lời khen tặng nhất từ phía Hội đồng Nghệ thuật, trong đó nhạc sĩ Tuấn Khanh đã nhận xét: "Nền nhạc trẻ Việt Nam hiện đại rất tự hào khi có sự góp mặt của em."[11] Tuy nhiên, đến đêm chung kết, anh lại mất vị trí dẫn đầu do khán giả bình chọn về tay Kasim Hoàng Vũ và trở thành thí sinh được bình chọn thứ hai với 25% phiếu bầu.[9] Dù vậy, anh lại giành được 2 trong 3 giải quan trọng nhất: Giải Ca sĩ được độc giả báo Vietnamnet bình chọn nhiều nhất, và đặc biệt, giải thưởng do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn,[9][12] nhận được phần thưởng là một khóa đào tạo ngắn hạn về nghệ thuật trình diễn tại nước ngoài.[13]
Những ca khúc Tùng Dương thể hiện tại Sao Mai điểm hẹn 2004
Đêm thi Ngày Bài hát Tác giả Nguồn
Đầu tiên 10 tháng 7 năm 2004 Ôi quê tôi Lê Minh Sơn [14]
Pop 17 tháng 7 năm 2004 Đến bên em dịu dàng [15]
Rock 24 tháng 7 năm 2004 Lửa mắt em [16]
Hip hop - R&B - Dance 31 tháng 7 năm 2004 Hồng môi [17]
Đêm đầu tiên vòng 2 15 tháng 8 năm 2004 Trăng khát [18]
Đêm thứ hai vòng 2 22 tháng 8 năm 2004 Guitar cho ta[1]
Trăng khuyết
[19]
Đêm thứ ba vòng 2 29 tháng 8 năm 2004 Quê nhà
Yêu
Trần Tiến
Lê Minh Sơn
[20]
Đêm chung kết 12 tháng 9 năm 2004 Ôi quê tôi
Đen và trắng
Lê Minh Sơn
Trần Tiến
[12]
Cũng trong tháng 7, Tùng Dương cho ra mắt album đầu tay, Chạy trốn gồm 7 ca khúc của Lê Minh Sơn, phần lớn được anh thể hiện ở Sao Mai điểm hẹn, mang phong cách nhạc jazz kết hợp với âm nhạc dân gian.[21] Tuy nhiên, sau đó Tùng Dương đã tuyên bố sẽ tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn để thử sức với các nhạc sĩ khác.[22] Trong một bài phỏng vấn năm 2007, khi được hỏi về sự ngừng hợp tác này, Tùng Dương lên tiếng nói rằng mối quan hệ của hai người vẫn rất tốt và không có chuyện gì lộn xộn.[23] Tính đến tháng 9 năm 2005, album Chạy trốn đã bán được hơn 1 vạn bản.[24]
Sau Lê Minh Sơn, Tùng Dương tham gia dự án "Nhật thực 2" của nhạc sĩ Ngọc Đại với những chương trình biểu diễn tại Hải Phòng (tháng 10)[25] và thành phố Hồ Chí Minh (tháng 11).[26] Đồng thời, album Nhật thực 2, gồm 7 ca khúc của Ngọc Đại do anh và Khánh Linh thể hiện được ra mắt vào cuối tháng 12. Album này với giá bán 6000 đồng, đã đạt được kỷ lục về tiêu thụ trong vài năm gần đấy với 50.000 đĩa nhạc được in ra.[27] Cuối tháng 11, Tùng Dương tham gia Festival nhạc Jazz Châu Âu với tư cách ca sĩ Việt Nam duy nhất tham dự. Anh biểu diễn vào đêm ngày 30 tháng 11 tại rạp Công Nhân (Hà Nội), trong chương trình Đêm Việt Nam, với phần trình diễn có tên gọi "Tùng Dương 3+", gồm những sáng tác của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại, và hai ca khúc của nhạc sĩ Trần Minh, "Trở về làng gốm" và "Cơn mưa bất chợt".[28][29][30] Những hoạt động của anh trong năm 2004 đã giúp anh nhận được giải Ca sĩ của năm, thuộc giải Tiền Cống Hiến do báo Thể thao & Văn hóa tổ chức (mở đầu của Giải Cống Hiến về sau).[31][32]

Người QT: Lê Duẩn

Lê Duẩn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Lê Duẩn
Le Duan.png
Tổng Bí thư Lê Duẩn (1907-1986)
Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam
Nhiệm kỳ 10 tháng 9, 1960 – 20 tháng 12, 1976
16 năm, 101 ngày
Tiền nhiệm Hồ Chí Minh (tạm quyền Tổng bí thư)
Kế nhiệm Chức vụ được thay thế
Khu vực Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 20 tháng 12, 1976 – 10 tháng 7, 1986
9 năm, 202 ngày
Tiền nhiệm chức vụ được tái lập
Kế nhiệm Trường Chinh
Khu vực Flag of Vietnam.svg Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bí thư Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ 1978 – 1984
Tiền nhiệm Võ Nguyên Giáp
Kế nhiệm Văn Tiến Dũng
Sinh 7 tháng 4, 1907
Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị
Mất 10 tháng 7, 1986 (79 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Lê Duẩn (19071986) là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Ông là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam có tổng thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, có một ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Bắc Việt và ở Việt Nam sau 1975, khi hai miền thống nhất[1] ông cũng đã xác lập quyền uy tối thượng của mình tại Việt Nam trong những năm tháng còn tại vị[2].
Lê Duẩn chính là người đã vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng Đề cương cách mạng miền Nam[3]. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào bạo động ở miền Nam nổ ra dọn đường cho quân đội Bắc Việt tấn công và đánh chiếm Sài Gòn vào năm 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp

Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình nông dân.[4] Cha ông là Lê Hiệp, làm nghề mộc. Mẹ ông là Võ Thị Đạo, làm ruộng. Sau đó ông theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hiện nay được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.

Giai đoạn trước 1945

Năm 1920 ông học hết Tiểu học. Sau đó ông lên tỉnh học Trung học được 1 năm thì nghỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.[4]
Tháng 5 năm 1926, ông làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng.
Năm 1927, nhân viên thư ký đề pô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội.
Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.
Năm 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.
Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn LaCôn Đảo.
Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.

Giai đoạn 1945 - 1957

Năm 1946, ông được cử làm việc bên cạnh Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.
Từ 1946 đến 1954, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau đổi thành Trung ương Cục miền Nam). Chức vụ chính quyền của ông chỉ là Trưởng phòng dân quân, trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ do Nguyễn Bình làm Tư lệnh.
Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ươngBộ Chính trị. Năm 1952 ông ra Việt Bắc họp Trung ương và được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá đến đầu năm 1954.
Từ 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam lãnh đạo cách mạng miền Nam.

Giai đoạn 1957 - 1975

Theo lời kể của con trai Lê Duẩn, Hồ Chủ tịch đã chọn ông là người lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng ở miền Nam, vì ông là người vừa nắm rõ đường lối của Trung ương vừa có trình độ lý luận, hiểu chủ nghĩa Mác. Chiến trường Nam bộ ngày ấy vừa xa xôi vừa phức tạp, để có một sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, phải cần một người am hiểu cả địa thế lẫn lòng dân. Vì vậy năm 1957, Hồ Chủ tịch đã gọi ông ra Hà Nội gấp và nhanh nhất có thể để trực tiếp giúp điều hành công việc chung của Đảng.[5] Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.
Cùng với quân sự là ngoại giao, ông rất chú ý đàm phán Paris. Ông có nói với ông Lê Đức Thọ rằng: "Anh sang bên đó, một điều không được thay đổi là Mỹ rút và mình không rút". [6][7]

Giai đoạn 1975 - 1986

Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông cũng đảm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương từ năm 1978 đến năm 1984.
Trong thời gian ông nắm quyền cao nhất Việt Nam từ năm 1975 đã xảy ra hai cuộc chiến tranh: Chiến tranh biên giới Tây NamChiến tranh biên giới phía Bắc. Ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này, thành công trong việc tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia và ngăn chặn được quân Trung Quốc ở phía Bắc.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công về quốc phòng, Ban Chấp hành TW do ông đứng đầu đã đề ra các đường lối sai lầm về kinh tế, và hậu quả của các cuộc chiến tranh khiến kinh tế lâm vào khủng hoảng, Việt Nam bị cô lập trong suốt giai đoạn 1976-1986.
Từ Đại hội V do sức khỏe yếu, Trung ương Đảng giao bớt một số quyền của ông cho Trường Chinh.
Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác.
Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1986 tại Hà Nội.

Gia đình

Ông có hai người vợ:
  1. Bà Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 - 6 tháng 8 năm 2008)[8] kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con:
    • Lê Hãn (sinh 1929), tên thường dùng là Lê Thạch Hãn, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý các nhà trường Quân đội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu; Ông Lê Hãn cưới bà Nguyễn Khánh Nam (con gái đầu lòng của ông Nguyễn Khánh Mỹ, Vụ trưởng Vụ khu vực I, phụ trách các nước XHCN, Bộ Ngoại thương lúc bấy giờ - NV) và có 3 người con:Ông Lê Khánh Hải hiện là Thứ trưởng thường trực bộ VHTT và Du lịch,Ông Lê Khánh Hưng và Bà Lê Ngọc Hiếu.
    • Lê Thị Cừ có chồng là Lê Bá Tôn (Cán bộ lãnh đạo của Bộ Công nghiệp nặng).
    • Lê Tuyết Hồng có chồng là Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại;
    • Lê Thị Diệu Muội (1940-2008), Phó Giáo sư, Tiến sĩ sinh vật học.
  2. Bà Nguyễn Thụy Nga (tên thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân)[9], kết hôn năm 1950 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn. Sau 1975, bà Nga làm Phó ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy An Giang, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Hành chánh trị sự của Báo Sài Gòn Giải phóng. Hiện bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có ba người con:
    • Lê Vũ Anh, kết hôn giáo sư toán học Viktor Maslov người Nga ở Moskva, mất năm 1981 do băng huyết khi sinh đứa con thứ ba (là con trai); cả 3 người con của bà sau này đều lớn lên và ăn học ở Nga, nhưng hiện tại đều làm việc tại Anh.
    • Lê Kiên Thành (sinh 1955), học kỹ sư hàng không tại Liên xô, sau đó là phó tiến sĩ vật lý. Khi về nước chuyển ngành sang kinh doanh, từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thực phẩm Thái Minh; chủ một sân gôn và là Phó Chủ tịch thường trực Hội Gôn Việt nam. Ông còn là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam TP Hồ Chí Minh.
    • Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 12 năm 2007). Hiện là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II - Bộ Công an (2011).

Phát ngôn

Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc[10]
  • Lúc sinh thời, nhân dịp Tết 1976, Lê Duẩn từng tuyên bố rằng:
Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh
Lê Duẩn (Tết 1976) [11]
  • Nhắc đến mẹ mình, ông nói:
"Tôi thương mẹ tôi, vì vậy bây giờ ở Hà Nội ngày nào tôi cũng ăn thêm vài củ khoai lang để nhớ mẹ tôi…"[12]
  • Năm 1976, khi về thăm quê ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, khi thấy người dân đang luộc khoai mì đón Tết ông nói:
"Mồng 1 tết mà tôi đến thăm nhà nào cũng thấy luộc sắn. Bà con ta còn nghèo quá! Trong đời hoạt động cách mạng, tôi đã chịu nghèo khổ, nhưng bây giờ đất nước đã được thống nhất, phải lo làm sao để cho dân giàu lên. Phấn đấu để đồng bào ta, các ông bà già, trẻ con mỗi bữa có một quả trứng, một cốc sữa mà rất khó."[12]
  • Năm 1976, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố:
"Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác - Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính."
(Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 25, Văn Kiện Đảng Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37- 1976, trang 403-404)
  • Ngày 13-3-1977, tại trường Nguyễn Ái Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói:
Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể.
(“Bài nói của đồng chí Lê Duẩn tại lớp chính trị Trung cao cấp ngày 13-3-1977 tại trường Nguyễn Ái Quốc”, “Hồ sơ lãnh tụ Lê Duẩn”, lưu trữ tại kho Lưu trữ Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh)

Đánh giá

Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo đảng và các học giả trong nước đóng góp nổi bật của ông là năm 1939, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ông đã góp phần cho sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) - chuyển hướng đấu tranh cách mạng; chỉ đạo kháng Pháp tại miền nam trong đó đáng chú ý là "Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất “người nông dân có ruộng cày” không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy" [13], đặc biệt vai trò lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Chính ông là người viết "Đề cương cách mạng Miền Nam' (sau được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết 15 (Khóa Hai) của đảng tháng 1-1959). Theo ông Võ Văn Kiệt: "Đề cương Cách mạng miền Nam” được đồng chí Lê Duẩn hoàn thành vào tháng 8 năm 1956 ngay tại Sài Gòn, ở số nhà 29 đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 Sài Gòn, nay là Tp. HCM." [14]. Ý kiến chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam coi Lê Duẩn có tầm nhìn chiến lược, có đóng góp nhiều cho đường lối chính trị quân sự của Đảng, nhất là trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thânchiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 [15][16]
Pierre Asselin từng nhận xét về Lê Duẩn: "Ông khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng" [17]. Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc phủ nhận cách nhìn này, theo đó vai trò của Tướng Giáp bị làm lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị trong giai đoạn cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị lúc bấy giờ, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".[18] Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết rằng: "Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói: “Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo[19].
Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận xét về Lê Duẩn: "Thí dụ khi nói về ông Lê Duẩn và các chủ trương làm chủ tập thể, xây dựng cấp huyện... thì rõ ràng đó là các sai lầm gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Nhưng tôi vẫn kính trọng ông Duẩn là một nhà tư duy lớn, còn những gì sai thì sau đó phải sửa, có gì là xúc phạm đâu ?"[20].
Theo Giáo sư Tương Lai trích lại lời Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ: “Năm 1985, anh là người ghi vào Nghị quyết của Bộ Chính trị: "Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần”. Đó là những con chữ quan trọng để tạo đà cho Đại hội VI Đổi Mới... Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới. Nhưng điều đó cũng phù hợp với con người Anh. Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không”. Theo GS Tương Lai: "Đáng tiếc là, những tư tưởng lóe sáng trong tư duy của nhà lý luận ấy đã bị chìm đi trong vô vàn những bức xúc hàng ngày của thực trạng kinh tế đang trong cái thế giằng co giữa cái cũ và cái mới. Ông không thể không gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả nặng nề của sự vận dụng những công thức giáo điều trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Stalin hoặc của tư tưởng giáo điều “tả” khuynh khác, mặc dầu ông đã cố gắng để vượt ra khỏi những áp đặt".[21]
Giáo sư Trần Phương có thuật lại: "Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào “quẳng” xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: “Các anh đọc đi!”. Rồi anh nhếch mép cười, đi ra... Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: “Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo...”. Anh nói: “Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng...”. Ông Trần Phương cũng cho rằng: "Ai đó đã nói rằng anh Ba không bảo vệ được Kim Ngọc là không đúng. Sau bài báo đó, Kim Ngọc vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.".[22]. Theo những người trợ lý thân cận nhất của ông kể lại thì thái độ của ông đối với khoán ở Vĩnh Phúc (1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được. Ông Đậu Ngọc Xuân là trợ lý của ông kể lại: Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống...[23]
Theo lời của Trần Phương, Lê Duẩn từng nói với ông: "Cầm quyền mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo thì cầm quyền là nghĩa thế nào? Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo... Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: “Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi...”. Anh Tô (Phạm Văn Đồng) không nói một lời. Tôi rất thông cảm với Anh về cái khó của Chính phủ. Muốn có rau muống thì phải có gạo. Muốn có nước lã (nước máy) thì phải có ngoại tệ. Cả hai thứ đó, Chính phủ đều gặp khó khăn".[22]
David Elliott, trong quyển sách The Vietnamese War (2003), phê bình chính sách kinh tế của những người cộng sản giai đoạn 1976-1986, mà đứng đầu là Lê Duẩn, ông cho rằng "họ thường là những người cứng rắn, giáo điều và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. Nhưng đây không phải lúc nào cũng là những người đủ khả năng đưa Việt Nam đi tiếp trên đường phát triển."[24]
Khi ông mất, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc khi đó đã điện "... Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam...”. (Điện của Tổng Thư ký liên hiệp quốc Javier Pérez de Cuéllar.[25]