Lee Myung-bak
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lee Myung-bak (tên chuyển sang
kí tự Latin, phiên âm: /ˈliː ˈmjʊŋˌbæk/ hoặc nguyên gốc
tiếng Triều Tiên:
I Myeong-bak, phiên âm: [i.mjʌŋ.bak],
Hán-Việt:
Lý Minh Bác, ở Miền Bắc thường gọi là
Li Miêng Pắc) (sinh ngày
19 tháng 12 năm
1941), là Tổng thống thứ 10 và đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng thống thứ 17 của
Hàn Quốc. Ông từng làm thị trưởng thứ 32 Thành phố
Seoul và hiện nay ông là đảng viên thuộc Đảng
Đại Dân tộc.
Ông đắc cử tổng thống ngày 19 tháng 12 năm 2007 và nhậm chức tổng
thống Hàn Quốc từ ngày 25 tháng 2 năm 2008. Cuộc đời cuả ông có thể xem
như một kỳ tích: từ một chú bé nhặt rác trở thành một nhà lãnh đạo doanh
nghiệp và rồi thành tổng thống với số phiếu ủng hộ cao nhất kể từ khi
Hàn Quốc bắt đầu tiến trình dân chủ hóa từ thập niên 1980
[1]. Ông cũng có bút danh là
Il-Song (일송, 一松).
Thiếu thời và bối cảnh giáo dục
Lee chào đời tại Nakakawachi-gun, Osaka (hiện nay là
Hirano-ku, thành phố
Osaka), là một khu thường trú của đồng bào Hàn Quốc tại
Nhật Bản. Họ tên Nhật Bản trên giấy khai sinh là
Akihiro Tsukiyama (Nhật: 月山明博 Tsukiyama Akihiro?)[2]
(âm Hán Việt: Nguyệt Sơn Minh Bác). Lúc bấy giờ Lee Cheung-u (이층우), cha
Lee làm việc tại một trại chăn nuôi ở Nhật Bản. Chae Taewon (채태원), mẹ
Lee là một người nội trợ và là một tín hữu chân thành
Cơ Đốc giáo. Lee có 3 anh em trai và 3 chị em gái. Lee là con thứ năm trong gia đình. Năm
1945, sau khi kết thúc
Đệ nhị Thế chiến, gia đình Lee trở về quê nội,
Pohang,
Gyenongsangbuk-do, Hàn Quốc.
[3] [4]
Tuy nhiên, không may mắn xảy ra, một đợt chiến tranh nữa là
Chiến tranh Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950,
Bắc Triều Tiên
đã tấn công bất ngờ thâm nhập vào Nam Hàn. Do chiến tranh, cha Lee mất
quê hương và gia đình Lee phải di chuyển và làm nơi cư trú ở trong đất
đai một ngôi chùa đã được bỏ lại. Đặc biệt là gia đình Lee sống trong
cảnh nghèo khổ. Trong trường học, Lee thậm chí không thể mơ ước được ăn
trưa bình thường. Thời gian ấy hoàn toàn khác với khi gia đình sống ở
Nhật, nơi mà cha Lee có thể gửi tiền nhà, thậm chí đưa học phí cho anh
(em) họ tại Nhật Bản để học tập.
[5]
Lee đã sớm học hiểu về giá trị lao động. Khi Lee tốt nghiệp tiểu học,
lại làm tất cả mọi việc mình có thể làm được như nhặt rác, bán diêm
quẹt, bán bánh gạo ở bên ngoài căn cứ quân đội, và có lúc Lee đã bị cảnh
sát quân đội bắt vì bán bánh ngọt. Khi còn là học sinh trung học cơ sở,
Lee làm việc chăm chỉ để kiếm sống
[5]
Trong nhiều gia đình, trong những ngày cuộc sống khó khăn, học tập
tại trường trung học là đặc quyền của số ít người được lựa chọn và những
người khác phải hy sinh. Trong đại gia đình giống như gia đình của Lee,
anh cả của Lee được coi là niềm hy vọng của gia đình. Điều đó có luôn
nghĩa là anh chị em còn lại phải chấp nhận hy sinh cơ hội giáo dục đào
tạo của họ cho việc hỗ trợ học tập của các anh trai và chị gái. Do đó
Lee đã không hề suy nghĩ mình có thể đến trường theo học. Lee đã hỗ trợ
mẹ bán bánh để kiếm tiền cho anh trai. Nhưng thầy của Lee khuyến khích
Lee vào học lớp buổi tối, Trường Trung học Thương mại Dongji tại thành
phố Pohang mà Lee có thể vừa làm việc ban ngày vừa học ban đêm với toàn
bộ học bổng
[6].
Sau 1 năm tốt nghiệp trung học, Lee thi đỗ vào Trường
Đại học Korea. Năm
1964,
khi Lee còn là sinh viên đại học năm thứ 3, Lee ra tranh cử và thắng cử
chức vụ chủ tịch hội đồng sinh viên. Trong năm ấy, Lee tham gia một
cuộc biểu tình chống Hội đàm Hàn-Nhật của tổng thống
Park Jung-hee.
Lee đã chịu danh tiếng phạm tội vì hành vi tổ chức âm mưu, và bị quyết
án 5 năm treo và 3 năm tù do Tòa án Tối cao Hàn Quốc. Lee bị cầm tù
trong ba tháng ở trại giam Seodaemun (서대문형무소) tại Seoul.
[7]
Trong năm ấy, cuộc biểu tình do sinh viên chủ đạo đã đạt đến đỉnh
điểm và ác cảm của quần chúng đối với ‘Hội đàm Seoul-Tokyo’, mà chủ
trương bình thường hóa bang giao Hàn-Nhật, rất mãnh liệt
[8].
Lee làm trưởng, dẫn 12,000 người tham gia biểu tình sinh viên tại
Seoul vào tháng 6 năm 1964 và đã bị cầm tù theo án. Sau việc này, Lee
được nhận danh hiệu ‘Thế đại thứ nhất của cuộc Biểu tình’
[5].
Lee kết hôn với bà Kim Yun-ok (sinh năm 1947), hai người có ba con gái và một con trai. Lee là một
tín hữu Cơ Đốc và là một trưởng lão tại Nhà thờ
Trưởng Lão Somang tại Seoul.
Quá trình công tác
Năm 1965, Lee bắt đầu làm việc ở Công ty
Hyundai
(lúc bấy giờ được gọi là Công ty Xây dựng Huyndai, một công ty quy mô
vừa nhỏ), là một công ty được nhận giải thưởng về ký kết hợp đồng xây
dựng đường cao tốc Pattani-Narathiwat tại
Thái Lan. Dự án có tổng giá trị 5.2 triệu
USD,
là dự án xây dựng ở hải ngoại lần đầu tiên của Hàn Quốc. Mặc dù Lee là
một nhân viên mới vào công ty nhưng được cử sang để phụ trách dự án tại
Thái Lan. Dự án xây dựng đã hoàn tất thành công vào năm 1968, và Lee trở
về Hàn Quốc thì được nhận giao nhiệm vụ quản lý nhà máy sản xuất máy
móc thiết bị nặng thuộc công ty Hyundai tại Seoul
[5].
Suốt trong 3 thập niên với
Tập đoàn Hyundai, Lee có một biệt danh là “
Xe ủi đất”. Như một lần, Lee tháo rời một chiếc xe ủi đất để nghiên cứu cơ cấu vận hành của nó và cố tìm nguyên nhân khiến nó hư hỏng.
Lee trở thành giám đốc điều hành của công ty khi ông 29 tuổi (chỉ sau
5 năm từ khi Lee vào công ty) và chủ tịch hội đồng quản trị công ty khi
ông 35 tuổi. Do đó, Lee trở thành một chủ tịch trẻ nhất ở Hàn Quốc cho
đến bấy giờ. Năm 1988, Lee (47 tuổi) đã nắm giữ vị trí chủ tịch Công ty
Xây dựng Hyundai
[5].
Ngay sau khi hoàn thành xây dựng đường cao tốc Pattani-Narathiwat của
Công ty Xây dựng Hyundai, ngành xây dựng Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào
những hạng mục khai thác mới ở các nước như:
Việt Nam,
Trung Đông, v.v...
Theo xu hướng giảm nhu cầu xây dựng tại
Việt Nam trong những năm 1960, Công ty Xây dựng Hyundai chuyển hướng quan tâm đến
Trung Đông,
và mang đến thành tích thành công đầu tiên trong các dự án quốc tế chủ
yếu như: Arab Sửa chữa & Đóng tàu, khách sạn Diplomat tại
Bahrain và Dự án Cảng Công nghiệp Jubail, nổi tiếng là ‘Lịch sử vĩ đại trong thế kỳ 20’ tại
Ả Rập Saudi.
Lúc bấy giờ, tổng nhu cầu do các công ty xây dựng của Hàn Quốc đạt hơn 10 tỷ USD, và điều đó đã đóng góp lớn cho tình hình
khủng hoảng kinh tế nhà nước cũng như khủng hoảng xăng dầu lúc bấy giờ.
Khi Lee bắt đầu làm việc cho
Huyndai
vào năm 1965, công ty hoạt động với qui mô 90 nhân viên, nhưng khi Lee
rời công ty 27 năm sau, số nhân viên lên đến 160.000 người
[9].
Lee đóng một vài trò lớn trong tiến trình bình thường hóa bang giao quan hệ Hàn Quốc với
Liên Xô. Lee còn xây dựng các mối quan hệ với những nhà lãnh đạo nước ngoài như cựu Thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu, thủ tướng
Campuchia Hun Sen[10], cựu Thủ tướng
Malaysia Mahathir Mohamad, cựu Chủ tịch
Trung Quốc Giang Trạch Dân, và cựu lãnh tụ
Liên Xô Mikhail Gorbachev.
[cần dẫn nguồn]
Sau khi rời khỏi công việc cộng tác với Hyundai vào cuối năm thứ 27, Lee quyết định tham gia
chính trường.
Kinh nghiệm chính trị ban đầu
Năm 1992, Lee đã trải qua giai đoạn quá độ từ kinh doanh sang chính
trị. Lee được bầu cử thành ủy viên Quốc hội lần thứ 14 của Hàn Quốc. Sau
khi Lee làm ủy viên Quốc hội lần thứ 2 vào năm 1996 tại Seoul, Lee đã
sử dụng nhiều chi phí trong quá trình hoạt động tuyên truyền tranh cử.
Lee từ chức vào năm 1998 sau khi bị phát hiện số tiền 7 triệu won (HQ)
trái phép với Luật Tranh cử
[11].
Năm 2002, Lee đắc cử thị trưởng Seoul. Nhưng ông bị phạt do khởi phát
cuộc vận động tranh cử sớm hơn quy định. Trong thời gian nhiệm kỳ, Lee
đóng góp cho việc phục hồi dòng suối
Cheonggyecheon, một thủy lộ trải qua Seoul.
Thị trưởng Seoul
Sự đóng góp lớn nhất trong nhiệm kỳ
thị trưởng Seoul của Lee là việc gỡ bỏ xa lộ trên cao cắt ngang khu trung tâm Seoul và xây dựng dòng suối
Cheonggyecheon, nơi nghỉ ngơi công cộng có giá trị hàng triệu USD.
Thành tích chủ yếu của Lee trong nhiệm kỳ thị trưởng có thể nói chính
là công tác phục hồi dòng suối Cheonggyecheon. Với những nỗ lực không
ngừng của ông, hiện nay dòng suối này đang chảy qua trái tim của thủ đô
Seoul và biến Seoul thành một nơi nghỉ ngơi công cộng hiện đại, đồng
thời là một tài sản cho hệ thống sinh thái.
Không chỉ riêng mình nhân dân thủ đô Seoul mới tỏ lòng ngưỡng mộ Lee.
Năm 2006, Asian Times đăng bài “Seoul, một thời từng được ví như một
tượng trưng của một khối bê tông, đã thành công trong việc thay đổi bộ
mặt của mình trong một dòng suối xanh và nay nó đang nhắc nhở nhân dân
các nước khác trong khu vực châu Á về tình yêu đối với môi trường”, kèm
theo bức ảnh Lee đang nhúng chân vào nước suối Cheonggyecheon. Hơn nữa,
vào tháng 10 năm 2007, cùng với Nguyên Phó Tổng thống Mỹ Albert Arnorld
Gore Jr, Tổng thống Lee đã được Tạp chí Times bầu chọn là “Người anh
hùng của Môi trường”.
[6]
Một dự án khác cũng đầy tham vọng là rừng Seoul. Đây chính là câu trả
lời của Seoul đáp lại Công viên Trung tâm(Central Park) của New York
hoặc Công viên Hyde của Luân Đôn. Rừng Seoul cung cấp cho dân cư Seoul
một không gian xanh rộng lớn với 400,000 cây và 100 loại động vật khác
nhau, trong đó bao gồm cả hươu và nai. Chỉ sau một năm thi công, công
viên này đã khai trương vào tháng 6 năm 2005.
[5]
Và khu vực nằm ngay trước Toà thị chính Thành phố Seoul chỉ là một
quỹ đạo giao thông bằng bê tông. Tuy nhiên, World Cup năm 2002 đã cho
thấy hữu ích của khu vưc này như thế nào khi sử dụng nó như một không
gian văn hoá với cái tên Quảng trường Seoul (Seoul Plaza). Vào tháng 5
năm 2004, người ta đã cắt băng khánh thành một công viên mới trong khu
vực này, đó là một bãi cỏ nơi người dân Seoul có thế đến để giải trí
hoặc tổ chức các buổi trình diễn văn hoá.
[5]
Tranh cử Tổng thống
-
Ngày 10 tháng 5 năm 2007, Lee chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống
với tư cách là ứng cử viên của Đảng Đại Dân tộc. Ngày 20 tháng 8 năm
2007, Lee đánh bại Park Geun-hye, cũng là một ứng cử viên của Đảng Đại
Dân tộc, trong cuộc bầu cử sơ bộ để giành sự đề cử của đảng cho cuộc bầu
cử tổng thống năm 2007. Trong thời gian này, Lee bị cáo buộc thủ lợi
nhờ đầu cơ bất động sản trong khu Dogok, một quận có giá đất cao tại
Seoul.
[12]
Vào tháng 8 năm 2007, cơ quan công tố phát biểu trong một thông cáo
không chính thức rằng: “Chúng tôi đang nghi ngờ yêu cầu của anh trai của
Lee về đất trong khu Dogok nhưng không xác minh được chủ sở hữu thực sự
của tài sản”.
[7]
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2007, cơ quan công tố đã chính thức loại bỏ
nghi ngờ rằng lô đất tại khu Dogok được sở hữu bằng tên vay mượn và
thông báo: “Chúng tôi đã thực hiện tất cả các cuộc điều tra cần thiết
bao gồm cả việc rà soát các vụ mua bán, xem xét lịch sử của nó, và kết
thúc vụ kiện tại đây”.
[8]
Vào tháng 12 năm 2007, vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng
thống, Lee tuyên bố ông sẽ trao tặng tài sản của mình cho xã hội.
[13]
Chương trình vận động tranh cử của Lee trình bày “
747 đề án” nhằm vào các mục tiêu: tăng trưởng
GDP
hằng năm 7%, 40.000 USD/ người, và biến Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn
thứ bảy trên thế giới. Một trong những tuyên bố quan trọng Lee đã đưa ra
là đề án
Kênh Đào trên bán đảo Triều Tiên (한반도 대운하) chạy từ
thành phố Busan đến Seoul mà ông tin tưởng rằng đây sẽ là con đường để
dẫn tới sự phục hồi nền kinh tế. Các đối thủ của ông cho rằng đề án này
là không thực tế và cần tính đến những khoản chi phí khổng lồ, trong khi
những người khác tập trung vào khả năng chúng sẽ gây ra những hậu quả
bất lợi cho môi trường.
Đưa ra những chỉ dấu cho thấy một lập trường khác với trước đây về
Bắc Triều Tiên, Lee công bố một kế hoạch “toàn diện” với Bắc Triều Tiên
thông qua các phương pháp đầu tư. Ông hứa thành lập với Bắc Triều Tiên
một ủy ban tư vấn nhằm phát triển các mối quan hệ kinh tế. Ủy ban này có
các tiểu ban về kinh tế, giáo dục, tài chính, cơ sở hạ tầng và phúc lợi
với ngân quỹ lên đến 40 tỉ USD. Lee cũng vận động cho thỏa ước thành
lập Cộng đồng Kinh tế Triều Tiên nhằm cung ứng bộ khung pháp lý cho các
đề án được hình thành từ các cuộc thương thảo. Lee cũng đã kêu gọi việc
thành lập các tổ chức viện trợ tại Bắc Triều Tiên như một cách để tách
riêng viện trợ nhân đạo khỏi các buổi hội đàm về hạt nhân
[14].
Tinh thần chính sách đối ngoại của Lee được gọi là
chủ nghĩa MB,
[15] có thể giải thích là: thúc đẩy quan hệ “toàn diện” với Bắc Triều Tiên và tăng cường mối quan hệ hợp tác Hàn - Mỹ.
Tổng thống
Ngày 19 tháng 12 năm 2007 ông đắc cử với tỷ số 48,7% lá phiếu, vượt hai đối thủ Jeong Dong-yeong (26%) và I Hoe-chang (15%)
[16].
Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri đi bầu lần này lại thấp nhất trong lịch sử các
kỳ bầu cử tại Hàn Quốc, và với số ứng cử viên đông nhất (106 người tranh
cử tổng thống kỳ này).
[17]
Ông nhậm chức vào ngày 25 tháng 2 năm 2008 cùng với cam kết về chấn
hưng kinh tế, tăng cường mối quan hệ với Mỹ và thỏa thuận với Bắc Triều
Tiên.
[18]
Ông được xem là tổng thống Hàn Quốc được bầu đầu tiên có hiểu biết
rộng về kinh doanh, từ một chú bé nhặt rác trở thành một nhà lãnh đạo
doanh nghiệp, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau
[19].
Về mặt chính trị ông có khuynh hướng bảo thủ, chủ trương đường lối cứng
rắn hơn với Bắc Hàn, khôi phục quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ và đề cao
kinh tế thị trường tự do.
Đăc biệt, Lee khẳng định rằng ông sẽ thúc đẩy vận động “Ngoại giao
toàn cầu” và tìm kiếm phương thức hợp tác giao lưu tốt đẹp hơn với các
nước làng giếng như:
Nhật Bản,
Trung Quốc, và
Nga.
Hơn nữa, Lee đảm bảo về việc tăng cường hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ,
đồng thời thi hành những chính sách cứng rắn hơn liên quan đến Bắc Triều
Tiên, là những sáng kiến được thúc đẩy như Chủ nghĩa MB. Chủ trương của
Lee là muốn khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ thông qua tầm
quan trọng lớn hơn về giải pháp thị trường tự do.
[20][21]
Sau 2 tháng từ khi Lee nhậm chức, tỷ lệ ủng hộ ông dừng lại ở 28%,
[22] và vào tháng 6 năm 2008 giảm xuống còn 17%.
[23]
Tổng thống Bush và Tổng thống Lee đã thảo luận về việc thông qua Hiệp
định Thương mại tự do Hàn - Mỹ (KORUS FTA), việc đang phải đối mặt với
sự chống đối từ phía các nhà lập pháp của cả hai nước. Trong khi những
thoả thuận của Lee trong cuộc họp cấp cao nhằm bãi bỏ một phần lệnh cấm
nhập khẩu thịt bò Mỹ có thể sẽ loại bỏ bớt những vật cản trong quá trình
phát triển KORUS FTA tại Mỹ
[24] thì người dân Hàn Quốc lại đang tỏ ra hết sức phẫn nộ đối với việc mở cửa cho phép nhập khẩu thịt bò Mỹ.
[25]
Chính phủ Hàn Quốc mới phát đi tuyên bố cảnh báo những phần tử phản
đối quá khích sẽ bị xử phạt và các biện pháp sẽ được tiến hành nhằm ngăn
chặn sự xung đột giữa cảnh sát và những người biểu tình. Và kết quả
thăm dò dư luận của Thời báo Chosun đã khẳng định phần lớn người dân Hàn
Quốc mong muốn chấm dứt các cuộc biểu tình đường phố nhằm phản đối nhập
khẩu thịt bò Mỹ.
[26]
Cuộc biểu tình đã kéo dài trong suốt hơn 2 tháng và mục đích ban đầu
của cuộc biểu tình thắp nến là phản đối việc nhập khẩu thịt bò Mỹ cũng
đã bị thay thế bằng những mục đích khác, ví dụ như sự phản đối của những
người biểu tình chống bạo lực. Thiệt hại gây ra cho các đơn vị kinh
doanh xung quanh khu vực biểu tình là rất lớn và thiệt hại xã hội tối
thiểu cũng đã lên đến con số là 3.751.300.000.000 won.
[9]
Do chính phủ đã trở lại ổn định hơn nên tỷ lệ ủng hộ chính quyền của
Lee cũng đã đạt 32,8% với tốc độ tăng lên rất nhanh. Từ khi việc nhập
khẩu thịt bò Mỹ được cho phép trở lại, càng ngày càng có thêm nhiều
người dân Hàn Quốc bắt đầu mua thịt bò và hiện nay đang chiếm thị trường
lớn thứ 2 tại Hàn Quốc, đứng sau thịt bò Úc.
[10][11]
Lee đang bắt đầu giành lại sức mạnh kinh tế của ông. Đề án tư nhân
hóa các kinh doanh mặc dù hiện đại nhất nhưng trước hết là cần rất nhiều
cải cách.
Chính sách Quốc gia
Chính sách Giáo dục-Đào tạo
Nhằm giới thiệu hệ thống giáo dục thích hợp, chính quyền ông Lee đã
thành lập Quỹ học bổng Nhà nước mà cung cấp dịch vụ cho vay và tư vấn
cho vay đối với sinh viên. Hơn nữa, hiện nay chính phủ đang khuyến khích
“chiến dịch thu trước – trả sau (Income contingency pay-later scheme)”
để giúp các sinh viên gặp khó khăn nộp học phí.
[12]
Tuy nhiên, chính phủ đã chỉ định 82 trường trung học phổ thông tốt ở
khu vực nông thôn trở thành trường bán trú và cung cấp ngân quỹ tổng số
317 tỷ, trung bình 3,8 tỷ một trường.
[13]
Chính quyền Lee Myung-bak có kế hoạch sử dụng lực lượng thanh niên
Hàn Kiều ở Mỹ trong xúc tiến việc dạy tiếng Anh ngoài giờ trong các
trường công lập ở khu vực thành thị với mục đích nâng cao chất lượng
giáo dục.
[14]
Chính sách Kinh tế
MBnomics là một thuật ngữ thích hợp với chính sách kinh tế vi mô của Lee.
[27]
Thuật ngữ “MBnomics”này được hình thành từ tên của tổng thống Lee
(Myung-bak: MB) ghép với một phần từ -Nomics của Kinh tế (Economics).
Kang Man-soo, Bộ trưởng Quy hoạch-Tài chính, được tán thành với việc sáng tạo và thiết kế MBnomics.
[28]
Tâm điểm cho việc mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của ông Lee
là đề án “Hàn Quốc 7.4.7”. Đề án này được lấy tên từ các mục tiêu như:
tăng trưởng kinh tế đạt 7% trong thời gian nhiệm kỳ của ông, tăng trưởng
GDP của Hàn Quốc hằng năm đạt 40.000 USD/người, và biến Hàn Quốc thành
nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới. Theo ông Lee, chính phủ của ông được
trao nhiệm vụ tạo ra một Hàn Quốc mới, nơi mà “nhân dân sung túc, xã hội
thân thiện và quốc gia vững mạnh". Để làm được điều này, tổng thống có
kế hoạch thực hiện theo một chiến lược thực dụng, thân thiết với thị
trường, đó là Kinh tế Thị trường Thông minh, Chủ nghĩa Kinh nghiệm Thực
dụng, Chủ nghĩa Dân chủ Tích cực.
[5]
Hiện tại ông Lee mong muốn thúc đẩy tăng thấp mức độ cacbon trong
thập niên tới. Chính phủ hy vọng sẽ làm một cầu nối giữa nước giàu và
nghèo đang đấu tranh đối với hiện tượng khí hậu ấm lên trên thế giới
trong giai đoạn đến năm 2020 về phóng xạ nhà kính. Hiện tại, ông Lee
muốn trong những thập kỷ tới chuyển sang phát triển hàm lượng các bon
thấp. Chính phủ hy vọng trở thành cầu nối giữa các nước giàu và nghhèo
trong công cuộc chống lại sự đe dọa toàn cầu bằng cách tự đặt ra mục
tiêu đến 2020 cho hiệu ứng khí nhà kính.
[29]
Liên quan đến khủng hoảng tài chính của Mỹ gần đây, tổng thống Lee
nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác bền vững giữa chính trị và kinh
doanh. Ông Lee cũng đề nghị tổ chức một hội nghị 3 bên gồm Bộ trưởng Bộ
Tài chính của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nhằm mục đích phối hợp
các lực lượng cảnh sát để đối phó với khủng hoảng tài chính.
[15]
Chính sách đối ngoại
Mục đích đối ngoại của chính phủ hiện thời có thể được tóm tắt trong
việc phục hồi lại bốn sức mạnh ngoại giao nhấn mạnh vào hạn chế sức mạnh
huỷ diệt của vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều tiên. Để giải quyết vấn
đề hạt nhân Bắc Triều tiên, rất cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các
nước trong đàm phán sáu bên.
Sự phát triển của liên minh Hàn - Mỹ dựa trên giá trị chung và lợi
ích lẫn nhau là điều cốt yếu vì nó cho phép Hàn Quốc có được biện pháp
đối phó và ảnh hưởng đối với các vấn đề như tình hình Bắc Triều tiên và
Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại đối với CHDCND Triều Tiên
Mục đích tối thượng của chính quyền liên quan đến quan hệ liên triều
dựa trên kế hoạch "phi hạt nhân, cởi mở, 3000" đòi hỏi sự nhân nhượng
lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai nước để đạt được nền kinh tế hiện đại
và mang lại hạnh phúc cho nhân dân sống trên bán đảo triều tiên.
Tình hình liên triều hiện nay đang dần tiến tới giai đoạn quá độ quy
mô lớn. Dù sao chính quyền đã chỉ rõ rằng sẽ theo đuổi một chính sách
hữu ích hơn nữa mà cuối cùng là sẽ góp phần vào việc thống nhất trong
hòa bình, ngay sau khi Bắc Triều tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân và chấp
nhận tiếp cận mở cửa hơn nữa.
Tóm tắt Tiểu sử
Năm (testing) |
Nội dung |
1941 |
Sinh tại Osaka, Nhật Bản |
1945 |
Hồi hương Hàn Quốc cùng gia đình |
1965 |
Tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Korea tại Hàn Quốc. Vào làm việc ở Công ty Xây dựng Hyundai |
1970 |
Làm giám đốc của Công ty Xây dựng Hyundai |
1977~1992 |
Làm chủ tịch hội đồng quản trị của 10 công ty liên kết bao gồm cả Công ty Xây dựng Hyundai |
1992 |
Rời khỏi Tập đoàn Hyundai |
1992~1996 |
Làm ủy viên Quốc hội lần thứ 14 của Hàn Quốc |
1996~1998 |
Làm ủy viên Quốc hội lần thứ 15 của Hàn Quốc |
2002~2006 |
Làm thị trưởng Thành phố Seoul |
2007 |
Được bầu làm tổng thống lần thứ 17 của Hàn Quốc |
2008 |
Làm Lễ nhậm chức tổng thống lần thứ 17 của Hàn Quốc |
Thông tin cá nhân
Ông kết hôn với phu nhân Kim Yoon-ok và có 4 đứa con: 3 con gái và 1 con trai.