Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Người QT: Hoàng Thi Thơ

Hoàng Thi Thơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Thi Thơ
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Hoàng Thi Thơ
Sinh 1 tháng 7, 1929
Quảng Trị
Mất 23 tháng 9, 2001
Hoa Kỳ
Nghề nghiệp Nhạc sĩ
Thể loại Nhạc vàng
Ca khúc tiêu biểu Đường xưa lối cũ, Phố chiều, Duyên quê, Trăng rụng xuống cầu, Gạo trắng trăng thanh, Gặp nhau, Biết đâu tìm, Phút ban đầu...
Hoàng Thi Thơ (sinh 1 tháng 7 năm 1929 - mất 23 tháng 9 năm 2001) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông nổi tiếng tại miền Nam trước 1975 với những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt.
Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là hai người bị cấm về nhân thân[1], đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép phổ biến trở lại.[Gc 1]

Tiểu sử

Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1929 (Kỷ Tỵ) tại làng Bích Khê ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông hoạt động nghệ thuật từ năm 1945, khi còn học trung học tại Huế rồi Hà Tĩnh. Dòng họ Hoàng còn có nhà biên kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường
Sau khi học xong Tú tài, tháng 10 năm 1950, ông vào đại học tại trường Dự bị đại học Liên khu 3 và 4 tại Thanh Hóa, theo khoa Văn-Triết. Sau Cách mạng tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ban làm trưởng đoàn. Đến tháng 8 năm 1946, ông trở lại Huế để tiếp tục những năm cuối trung học.
Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Tháng 5 năm đó, ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên cho tờ nhật báo Cứu quốc của Việt Minh. Tháng 9 năm 1948, ông trở lại Huế, tiếp tục hoàn thành trung học ở Trường Khải Định (về sau rời ra Hà Tĩnh và đổi tên thành Trường Huỳnh Thúc Kháng)[5].
Năm 1951, ông vào Sài Gòn dạy tiếng Anh và theo nghề viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất Sài Gòn; 4 năm sau ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu[6].
Từ 1967 ông là giám đốc tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch, đặc biệt tại nhà hàng Maxim's, Sài Gòn. Ông cũng từng lưu diễn tại nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất đã được Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa và Tổng cục Chiến tranh Chính trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam đến Châu Âu trình diễn...
Sau 1975, ông sang Hoa Kỳ. Ông có về Việt Nam 2 lần kể từ năm 1993.
Sáng ngày chủ nhật 23 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng ở Glendale, Hoàng Thi Thơ đã qua đời một cách thanh bình[cần dẫn nguồn] trong khi chờ vợ làm một món cá mà ông thích.
Mộ của ông nằm ở nhà quàn Heritage Memorial Services, 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach, Hoa Kỳ[6].

Gia đình

Thời kỳ đi kháng chiến, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có quan hệ tình cảm với Trương Tân Nhân, một người bạn học cùng trường[7]. Về sau khi ông bỏ kháng chiến về thành; bà Tân Nhân lúc đó đã có thai, sau hiệp định Genève, bà ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Người con trai của hai người, mang tên Lê Khánh Hoài (lấy theo họ người chồng sau của bà), hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh[8].
Tháng 9 năm 1957, ông lập gia đình với ca sĩ Thúy Nga và có 4 người con: 3 trai, gái. Trong đó, người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra ông còn một dưỡng tử là Hoàng Thi Thao, người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ[6].

Sự nghiệp

Âm nhạc

Ông có trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch.
Khoảng năm 1972-1973, Hoàng Thi Thơ sử dụng thêm bút danh mới là Tôn Nữ Trà Mi và sáng tác một loạt ca khúc mà báo chí thời đó gọi là "đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới và cảm hứng tân kỳ" như Rước tình về với quê hương, Việt Nam ơi ngày vui đã tới, Ô kìa đời bỗng dưng vui, Xây nhà bên suối, Ngày vui lý tưởng...
Nhiều bài hát của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã quen thuộc với người Việt Nam từ những năm 1950 cho đến sau năm 1975, nhất là những bản nhạc có tính chất dân gian, mộc mạc có âm hưởng quê hương đã đi vào lòng dân mà lại lãng mạn như "Rước tình về với quê hương", "Rong chơi cuối trời quên lãng", "Đường xưa lối cũ", "Tà áo cưới", "Trăng rụng xuống cầu", "Gạo trắng trăng thanh", "Đám cưới trên đường quê", "Duyên quê", "Tình ta với mình" ...
Hoàng Thi Thơ cũng có những bản nhạc kể lại những mối tình đau khổ của những người con gái: "Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ", "Chuyện tình La Lan", "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi"...
Trong thời gian cộng tác với nhà hàng Maxim's (Sài Gòn), ông đã thực hiện những tiết mục ca nhạc kịch dã sử và sáng tác những ca khúc hào hùng như "Quang Trung đại phá quân Thanh" hoặc "Trưng Vương đại phá quân Đông Hán".
Ông cũng là người đã nâng đỡ Sơn CaHọa Mi, làm cho hai người này trở thành những nữ ca sĩ nổi tiếng.
Trước năm 1975, ông có thực hiện 3 cuốn băng nhạc mang tên ông, với những giọng ca thượng thặng thời đó.
    • Hoàng Thi Thơ 1: Rước tình về với quê hương
    • Hoàng Thi Thơ 2: Việt Nam như đóa hoa xinh
    • Hoàng Thi Thơ 3: Đưa em qua cánh đồng vàng
    • Hoàng Thi Thơ 4: Vết chân đà điểu (sau 1975)

Nghiên cứu nghệ thuật múa

Hoàng Thi Thơ cũng nổi tiếng trong việc nghiên cứu các điệu múa. Ông được cho là người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc[9]. Ông cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng đã có nhiều công trình hợp tác nghiên cứu và sáng tạo các điệu múa dân tộc: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho...[6].

Nhạc kịch - điện ảnh

Hoàng Thi Thơ đạo diễn sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên "Từ Thức lạc lối bích đào", năm 1964, vở nhạc kịch thứ nhì "Dương Quí Phi", năm 1966 vở "Cô gái điên", năm 1968 vở "Ả Đào say"[6].
Năm 1965, Hoàng Thi Thơ trở thành đạo diễn điện ảnh với cuốn phim đầu tiên là "Cô Gái Điên" quay thành phim từ nhạc kịch cùng tên của ông, do Trung tâm Điện ảnh Quốc gia sản xuất.
Năm 1969, ông đạo diễn cho phim "Người cô đơn" do chính ông sản xuất. Sau khi ra đến hải ngoại, Hoàng Thi Thơ vẫn tiếp tục làm đạo diễn cho một số phim video như "Chuyện Tình Buồn," "Tiếng Hát Trong Trăng," "Người Đẹp Bạch Hoa Thôn" và "Chiêu Quân Cống Hồ"[5].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét